Phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 57 - 59)

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân

ngân hàng thương mại

Để phát triển dịch vụ TTKDTM ngân hàng sử dụng các phương thức sau:

* Phát triển các dịch vụ mới: Phát triển dịch vụ mới là một nội dung quan trọng nhất của chiến lược cạnh tranh của ngân hàng, bởi các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ làm đổi mới danh mục sản phẩm kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Có thể hiểu sản phẩm dịch vụ mới là những dịch vụ lần đầu tiên được đưa vào danh mục sản phẩm dịch vụ kinh doanh của ngân hàng. Theo cách hiểu này, sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng được chia làm 2 loại:

Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ mới hoàn toàn, là những sản phẩm dịch vụ mới đối với cả ngân hàng và thị trường. Ngân hàng sẽ không phải đối mặt với cạnh tranh nên có thể đưa đến thu nhập lớn cho ngân hàng.

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ mới đối với bản thân ngân hàng, là sản phẩm chỉ mới đối với ngân hàng, không mới với thị trường. Loại dịch vụ này đã có sự cạnh tranh trên thị trường, thu nhập tiềm năng có thể bị giảm. Tuy nhiên, phát triển dịch vụ mới loại này giúp ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế của người đi sau, tránh được những sai lầm của người đi trước. Vì vậy, phát triển loại sản phẩm dịch vụ này được coi là trọng tâm của xu thế phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong các ngân hàng hiện nay.

* Khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ: Khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ là với một dịch vụ đang cung cấp, ngân hàng làm khác đi theo nhiều cách khác nhau để phục vụ đa dạng những nhóm khách hàng khác nhau.

* Xây dựng chính sách giá: Chính sách giá của NHTM là các nguyên tắc, cơ sở, qui định và phương pháp định giá cụ thể được NHTM áp dụng trong việc ra quyết định giá.

* Hoạt động phân phối: Các sản phẩm dịch vụ TTKDTM ngân hàng có thể phân phối thông qua sự phối hợp giữa các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối hiện đại.

- Kênh phân phối truyền thống tập trung vào 2 kênh được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam: Mạng lưới chi nhánh, đội ngũ bán hàng trực tiếp

- Các kênh phân phối hiện đại: Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến việc phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong vài thập niên gần đây và tốc độ thay đổi cũng như mức độ ảnh hưởng cũng đang ngày càng gia tăng. Trước tiên, các ngân hàng sử dụng các công nghệ trong các chi nhánh các ngân hàng như biện pháp giảm thiểu chi phí xử lý các công việc hàng ngày thông qua việc tập trung hóa và tự động hóa. Hiện nay, công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Các kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ TTKDTM bao gồm: EFTPOS, Dịch vụ ngân hàng điện thoại (Mobile Banking), Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking).

* Phát triển thị trường: Phát triển thị trường mới là một trong phương thức phát triển dịch vụ quan trọng của NHTM. Phát triển thị trường mới bao gồm phát triển thị trường mới về mặt địa lý và phát triển thị trường theo đối tượng khách hàng.

Phát triển thị trường mới về địa lý: NHTM phát triển mạng lưới chi nhánh, đại lý ở vị trí địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt nam hoặc phát triển chi nhánh, đại lý ở thị trường nước ngoài. Phát triển thị trường về địa lý NHTM có thể thực hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh ra thị trường mới từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu, phát triển thị phần trên thị trường mới.

Phát triển thị trường mới theo đối tượng khách hàng: đa dạng hóa khách hàng theo nhiều tiêu thức, mở rộng cung ứng dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau sẽ tác động tích cực tới sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong yếu tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ.

Khi NHTM phát triển đối tượng khách hàng đi kèm đa dạng hóa dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng, NHTM đã cá biệt hóa sản phẩm nhằm mục tiêu phát triển dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w