Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 66 - 68)

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại

- Công nghệ

Yếu tố này có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Khoa học

công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của ngân hàng, qua đó tạo nên sức cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Vì vậy, công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng hiện nay.

Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ, tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để các thẻ nội địa có thể dễ dàng được sử dụng và chấp nhận thanh toán ở nước khác.

Để phục vụ tốt cho các công tác triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống kết nối Smartlink - Banknetvn đi vào hoạt động, đã tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, và đã kết nối thanh toán thẻ giữa 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh thẻ. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, dịch vụ thanh toán thẻ và dịch vụ TTKDTM nói riêng.

Tiếp tục lộ trình, các NHTM đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin. Các ngân hàng cũng đã khai trương hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là đơn vị thanh toán dịch vụ tốt nhất khắp cả nước, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, hệ thống Thanh toán bù trừ & Quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác.

Ngoài ra, các hệ thống ngân hàng cũng đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán.

Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... khi được các NHTM cung ứng, đã đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu của nền kinh tế và từng bước tạo ra nhiều tiện ích cho người dân.

Không dừng ở đó, các NHTM đã chuyển mạch thẻ thống nhất, thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân

hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

- Chính sách tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng

Ngân hàng muốn giữ vững thị phần và phát triển hơn nữa về dịch vụ TTKDTM cần xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ TTKDTM một cách hợp lý và có đặc thù riêng. Đó là công tác xây dựng thương hiệu, phát triển mạng lưới thanh toán, chính sách khuyến mãi, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,… Để thực hiện chính sách dịch vụ TTKDTM, ngân hàng cần hoạch định nguồn vốn cần thiết hiệu quả và mang tính đột phá vì đây là một dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Trong quá trình thực hiện chính sách dịch vụ TTKDTM, cần có những đánh giá kết quả đạt được, điều chỉnh bổ sung để chính sách thực thi được mục tiêu phát triển thị phần dịch vụ và thu được nguồn phí đáng kể trong tỷ trọng thu phí dịch vụ ròng.

- Tổ chức quản lý và trình độ nguồn nhân lực

Tổ chức quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển dịch vụ TTKDTM. Khi tổ chức quản lý phù hợp, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đội ngũ bán hàng hiệu quả. Tổ chức quản lý có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Có thể kể đến các cách thức tổ chức quản lý hiện nay như phòng, trung tâm, công ty,…

Yếu tố con người là một trong những điều kiện quyết định sự phát triển dịch vụ TTKDTM ngân hàng. Ngân hàng phải có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, bố trí nhân viên đúng vào vị trí công việc sao cho phù hợp với sở trường, kỹ năng, trình độ của họ, đồng thời, có các giải pháp động viên cho nhân viên,… Có như vậy, ngân hàng mới có khả năng cung ứng các dịch vụ TTKDTM nói riêng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác nói chung đạt chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w