Nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 106 - 108)

Hoạt động thẩm định không thể nói là có chất lƣợng khi dự án sau một thời gian đi vào hoạt động không trả đƣợc nợ. Do đó, công tác thẩm định không chỉ dùng lại ở việc thẩm định dự án và đi đến các quyết định tín dụng, mà còn kéo dài đến giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Trong giai đoạn hiện nay, số lƣợng dự án vay vốn ngày càng nhiều, quy mô của dự án ngày càng lớn, tính phức tạp của dự án ngày một tăng, nên khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn. Một thực tế hiện nay phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, đứng trƣớc quyết định cho vay cần phải cân nhắc giữa

sinh lời và rủi ro. Trƣớc thực trạng đó, yêu cầu đối với quản lý rủi ro là rất lớn, để thực hiện đƣợc điều đó ngân hàng cần phải có những biện pháp đảm bảo cho hoạt động thẩm định và tín dụng có chất lƣợng, nâng cao công tác quản lý tín dụng, rủi ro. Để hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn nợ khó đòi, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Rủi ro đối với các dự án cần đƣợc phân tích và đánh giá ngay từ giai đoạn thẩm định dự án. Những phƣơng pháp mà các ngân hàng thƣờng dùng để phân tích rủi ro là: phƣơng pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu và phƣơng pháp phân tích độ nhạy. Ngoài những phƣơng pháp truyền thống trên, ngân hàng có thể sử dụng thêm phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp hệ số tin cậy. Đây là phƣơng pháp điều chỉnh các giá trị dòng tiền dự kiến bằng cách đƣa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt đối với từng thời kỳ thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào những dự án tƣơng tự đã thực hiện trƣớc để đƣa ra một hệ số điều chỉnh cho phù với với từng dự án.

Ngân hàng có thể nghiên cứu ban hành các quy định, cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro để tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định khi thực hiện thẩm định cũng nhƣ quản lý dự án. Quy trình phân tích tín dụng, quản lý rủi ro cần đƣợc xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng. Đồng thời cũng cần phải giám sát sự tuân thủ các quy định đó để đảm bảo tính nghiêm minh, cũng nhƣ phù hợp với các quy định.

Cần xác định trƣớc những loại rủi ro có thể xảy ra đối với từng dự án cụ thể, để có sự nghiên cứu phân tích ngay từ khi tiến hành thẩm định và đi đến quyết định cho vay. Ngân hàng cần thu nhập thông tin cả trong quá khứ và tƣơng lai về doanh nghiệp, đồng thời cũng luôn tìm hiểu về thị trƣờng của doanh nghiệp để có những đánh giá hợp lý. Cần xem xét các biện pháp bảo đảm cho ngân hàng khi chủ đầu tƣ vay vốn.

Đối với các dự án BOT đƣờng bộ, các ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với dự án khá nhiều để bù đắp những rủi ro tiềm tàng đối với dự án. Vì vậy, chi nhánh cần thực hiện đàm phán với chủ đầu tƣ về các quyền lợi ích của dự án

sẽ đƣợc chuyển nhƣợng cho chi nhánh trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ không đủ khả năng trả nợ và tăng các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc để tăng hiệu quả tài chính đảm bảo khả năng trả nợ dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)