Các rủi ro thƣờng phát sinh trong các dự án BOT đƣờng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 29)

1.1.3.1. Rủi ro do Chính Phủ gánh chịu

Các rủi ro chung hay rủi ro quốc gia là các rủi ro gây ra bởi các yếu tố mà nhà đầu tƣ không thể kiểm soát đƣợc nhƣ: tăng trƣởng kinh tế, môi trƣờng chính trị, luật thuế, hệ thống pháp luật, chế độ ngoại hối. Các yếu tố này tác động đến đầu ra của dự án BOT cũng nhƣ ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên.

Về mặt lý thuyết, Chính Phủ có thể chuyển hoàn toàn các rủi ro cho công ty dự án gánh chịu, tuy nhiên nếu làm nhƣ thế thì điều tất yếu Chính Phủ phải gánh chịu là giá cả của dịch vụ sẽ cao hơn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp thông thƣờng Chính Phủ chấp nhận gánh chịu những rủi ro này. Các

rủi ro chung đƣợc chia thành ba nhóm chính:

Các rủi ro chính trị: các rủi ro này liên quan đến tình hình chính trị trong và ngoài nƣớc, sự ổn định về chính trị của nƣớc chủ nhà, quan điểm của Chính Phủ đối với việc đầu tƣ và kinh doanh khu vực tƣ nhân trong các dự án cơ sở hạ tầng, chế độ tài chính (giá phí, thuế) và các rủi ro về trƣng thu, quốc hữu hóa dự án của nƣớc chủ nhà, chấm dứt đặc quyền.

Các rủi ro thƣơng mại quốc gia: đây là các rủi ro liên quan đến chế độ tiền tệ của một nƣớc chủ nhà nhƣ tính ổn định của đồng nội tệ, khả năng chuyển đổi doanh thu của dự án sang tiền nƣớc ngoài, biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, khả năng chuyển đổi tự do của đồng tiền nƣớc chủ nhà. Các yếu tố này tác động đến chi phí tài chính, thƣờng là cao đối với các dự án cơ sở hạ tầng.

Các rủi ro về luật pháp quốc gia: phƣơng thức BOT đƣờng bộ dựa trên các thoả thuận hợp đồng giữa các bên và khung pháp lý đảm bảo cho các thỏa thuận tài chính dự án. Hơn nữa thời gian thực hiện dự án kéo dài nên các rủi ro liên quan đến các nhà đầu tƣ của dự án là pháp luật về phƣơng thức đầu tƣ BOT đƣờng bộ có thể thay đổi trong quá trình thực hiện dự án. Các rủi ro này có thể ảnh hƣởng đến tính khả thi lâu dài của dự án nếu các nhà đầu tƣ không đƣợc đảm bảo từ phía Chính Phủ cho những rủi ro này.

1.1.3.2. Các rủi ro doanh nghiệp dự án gánh chịu

Ngƣợc lại với các rủi ro chung, các rủi ro do doanh nghiệp dự án gánh chịu bao gồm các rủi ro thƣờng nằm trong tầm kiểm soát của nhà đầu tƣ, theo các giai đoạn thực hiện dự án, các rủi ro này đƣợc chia ra 3 nhóm chính, cụ thể nhƣ sau:

- Các rủi ro trong giai đoạn phát triển dự án

Các rủi ro này phát sinh trong giai đoạn đầu tƣ của dự án nhƣ thua thầu, không ký đƣợc thỏa thuận dự án (hợp đồng BOT) dẫn đến mất các chi phí đấu thầu và phát triển (là rất cao đối với các dự án cơ sở hạ tầng) nhƣ chi phí cho việc thiết kế, kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ đấu thầu. Rủi ro không ký đƣợc thỏa thuận dự án (hợp đồng BOT ký tắt) xem nhƣ là rủi ro quan trọng

nhất trong giai đoạn phát triển dự án vì các nhà đầu tƣ không biết đƣợc những lợi ích, nghĩa vụ của mình trong quá trình đầu tƣ vào dự án. Bên cạnh đó, nhà đầu tƣ không thể huy động các nguồn vốn từ bên ngoài khi tính pháp lý của dự án chƣa đảm bảo. Vì vậy, việc ký tắt đƣợc hợp đồng BOT là điều kiện cần thiết để hoàn thành các giai đoạn sau của của dự án.

- Các rủi ro trong quá trình hoàn thành xây dựng

Nhóm rủi ro này bao gồm ba rủi ro cơ bản: chi phí xây dựng vƣợt mức dự tính, hoàn thành công trình muộn so với lịch trình và công việc xây dựng không hoàn thành. Đối với hai rủi ro đầu, tuy chi phí và thời gian xây dựng có vƣợt mức đã định tuy nhiên vẫn còn đƣợc bù đắp một phần từ nguồn doanh thu của dự án, nhƣng riêng rủi ro công trình xây dựng không hoàn thành thì phần vốn đầu tƣ vào phần dự án cơ sở hạ tầng đã hoàn toàn có thể bị mất.

- Các rủi ro trong quá trình vận hành

Các rủi ro về cơ sở hạ tầng đi kèm: các cơ sở hạ tầng đi kèm là các công trình phục vụ cho dự án, những công trình này không thuộc dự án nhƣng lại là những yếu tố thiết yếu để xây dựng và vận hành thành công dự án, các công trình này có thể là: đƣờng tới khu vực dự án, đƣờng dây điện, đƣờng ống nƣớc…Trách nhiệm xây dựng các công trình này thƣờng thuộc bên thứ ba chứ không phải bản thân nhà tài trợ dự án, nếu các công trình này không đƣợc hoàn thành hoặc hoàn thành không đúng hạn sẽ làm phƣơng hại đến hoạt động của dự án. Rủi ro về cơ sở hạ tầng đi kèm đặc biệt cao trong các dự án BOT xuyên quốc gia.

Các rủi ro về kỹ thuật: nguyên nhân của các rủi ro này là do lỗi thiết kế dự án và những lỗi tiềm tàng trong các thiết bị của dự án. Những rủi ro này làm giảm chất lƣợng hoạt động cũng nhƣ đầu ra của dự án, khiến cho dự án không thể đạt những mục tiêu nhất định do Chính Phủ, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc ngƣời mua sản phẩm của dự án đặt ra. Nguy cơ rủi ro này càng cao trong các dự án BOT có công nghệ cao và phức tạp.

lợi nhuận nên những biến động của thị trƣờng nhƣ biến động của giá/lƣợng sẽ là một trong những rủi ro mà dự án phải gánh chịu, trong trƣờng hợp nhu cầu về sản phẩm dự án thấp hơn dự kiến thì tỷ suất lợi nhuận của dự án tất nhiên cũng suy giảm. Tuy nhiên nguy cơ về rủi ro này sẽ thấp nếu dự án BOT là dự án độc quyền ở một địa phƣơng hoặc là dự án mẫu có thể xác định ở mức chính xác cao.

Các rủi ro về cung cấp: đây cũng là một trong những rủi ro của thị trƣờng nên cũng liên quan đến lƣợng và giá. Nếu dự án BOT không đƣợc cung cấp đủ nguyên vật liệu thô hoặc giá của các nguyên liệu thô này tăng thì khả năng dự án đạt đƣợc mức sản phẩm đầu ra đã cam kết và trách nhiệm trả nợ vay sẽ trở nên khó khăn. Đặc biệt, khi nguyên liệu của dự án đƣợc cung cấp bị kiểm soát bởi Nhà nƣớc hoặc một cơ sở độc quyền, điều đó có nghĩa việc cung cấp nguyên liệu cho dự án là bị động và các nhà đầu tƣ không thể kiểm soát đƣợc nguồn cung cả về lƣợng và giá, đều này gây tác động tiêu cực đến hoạt động của dự án.

Các rủi ro về quản lý: các rủi ro này liên quan đến chất lƣợng quản lý của dự án ở tất cả các giai đoạn, các yếu tố này bao gồm: số lƣợng và trình độ của các nhà quản lý, mô hình quản lý dự án. Có những dự án rất khả thi trên thực tế nhƣng lại gặp phải thất bại do trình độ của đội ngũ quản lý dự án, thậm chí những biến động không thể khắc phục đƣợc trong bộ máy quản lý dự án cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự thất bại của dự án.

Các rủi ro về bất khả kháng: các rủi ro này phát sinh từ những sự kiện bất thƣờng nhất định vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của các bên trong dự án BOT đƣờng bộ, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Các sự kiện bất thƣờng này gồm lũ lụt, động đất, đình công, chiến tranh, lệnh cƣỡng chế, trƣng thu của Chính Phủ. Nếu các sự kiện này kéo dài trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến chấm dứt dự án. Các rủi ro bất khả kháng có thể đƣợc phân bổ cho các nhà cung cấp, Chính Phủ nƣớc chủ nhà hoặc các nhà bảo hiểm, do vậy vấn đề quan trọng khi các rủi ro bất khả kháng xảy ra là phân bố các tổn thất phát sinh cho các bên có liên quan.

1.2. Hoạt động thẩm định các dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ của các ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ

1.2.1.1. Khái niệm dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ

Xã hội hóa, huy động nguồn lực tƣ nhân vào xây dựng hạ tầng giao thông chính là việc làm cần thiết ở giai đoạn hiện nay, có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện mạng lƣới giao thông tại địa phƣơng, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc hạn hẹp nhƣ hiện nay. Vì vậy đầu tƣ vào hệ thống giao thông đƣờng bộ theo hình thức BOT ngày càng đƣợc quan tâm và phƣơng thức đầu tƣ nổi bật để phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Hiện tại, đầu tƣ BOT đƣờng bộ là một hình thức đầu tƣ trong nhiều hình thức đầu tƣ về hợp đồng BOT nên khái niệm về dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ vẫn dựa trên khái niệm đầu tƣ chung theo hình thức BOT. Cụ thể nhƣ sau: Dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để đầu tƣ xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng đƣờng bộ mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành quản lý các công trình hiện có theo hình thức hợp đồng BOT.

Khái niệm dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ liên quan tới hình thức đầu tƣ theo hợp đồng BOT vì các nội dung về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia (chủ đầu tƣ, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền) đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng BOT. Khái niệm này còn thể hiện chủ đầu tƣ sẽ cùng cơ quan Nhà nƣớc tham gia đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng đƣờng bộ, sau khi công trình hoàn thành thì nhà đầu tƣ đƣợc quyền thu phí giao thông đƣờng bộ trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu và thu đƣợc một khoảng lợi nhuận nhất định, sau thời gian thu phí nhà đầu tƣ phải thực hiện chuyển giao vô điều kiện công trình dự án cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

1.2.1.2. Nội dung dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ

đầu tƣ dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro và mang nhiều ý nghĩa kinh tế xã hội, Chính Phủ yêu cầu chủ đầu tƣ phải lập báo cáo khả thi dự án trƣớc khi quyết định đầu tƣ (Căn cứ vào điều 24 của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ). Nội dung báo cáo khả thi dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ nói chung và dự án BOT đƣờng bộ nói riêng phải thể hiện đầy đủ về dự án, cụ thể các nội dung đƣợc quy định rõ ràng tại điều 25 của nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo đối đối tác công tƣ.

- Nghiên cứu về sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ

Khi đầu tƣ vào một dự án bất kỳ, chủ đầu tƣ phải đƣa ra đƣợc lý do cần thiết khi đầu tƣ vào dự án. Thông thƣờng dự án BOT đƣờng bộ đầu tƣ mang tính chất công cộng để phục vụ nhu cầu chung của xã hội, vì vậy dự án phải đƣa ra những lý do chứng minh đƣợc sự cần thiết đầu tƣ vào dự án. Để chứng tỏ sự cần thiết phải đầu tƣ vào các dự án BOT đƣờng bộ cần nêu rõ những căn cứ cơ bản sau đây:

- Nguồn gốc và các tài liệu sử dụng.

- Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, của địa phƣơng.

- Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.

- Các thông tƣ văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến yêu cầu lập dự án đầu tƣ.

- Các căn cứ về nhu cầu tình hình giao thông mà dự án sẽ triển khai. - Căn cứ về khả năng phát triển kinh tế, khả năng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.

- Sự cần thiết đầu tƣ vào dự án.

- Nghiên cứu về thị trƣờng mục tiêu

Thị trƣờng là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án. Cụ thể hơn, đối dự án BOT đƣờng bộ là nhu cầu giải quyết tình trạng lƣu thông phƣơng tiện, định hƣớng phát triển về cơ sở hạ tầng công cộng, quy hoạch kinh tế sẽ quyết định đến quy mô đầu tƣ dự án. Vì vậy, nghiên cứu về định hƣớng phát triển kinh tế vùng miền, quy hoạch kinh tế địa phƣơng, tình

trạng giao thông khu vực đầu tƣ dự án để xác định nhu cầu đáp ứng thị trƣờng của dự án.

Nhiều trƣờng hợp việc nghiên cứu thị trƣờng đối với dự án BOT đƣờng bộ yêu cầu các chuyên gia có kiến thức trong quá trình điều hành chính sách Nhà nƣớc để đánh giá đầy đủ thị trƣờng của dự án và có thể lựa chọn phân tích và rút ra đƣợc kết luận cụ thể, xác đáng.

- Nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ dự án

Đặc điểm của các dự án BOT đƣờng bộ là thu phí giao thông trong thời gian dài, khoảng từ 10 – 20 năm, tuy nhiên nhà đầu tƣ có thể thu phí ổn định trong khoảng thời gian và không bị gián đoạn thì chất lƣợng công trình xây dựng (tuyến đƣờng, cầu, hầm) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xây dựng của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, đảm bảo chất lƣợng lâu dài. Vì vậy, khi lập dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ thì nhà đầu tƣ rất quan tâm và làm rõ các nội dung đến giải pháp kỹ thuật dự án, từ đó quyết định đến sự thành công của dự án. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành phân tích kinh tế tài chính của các dự án đầu tƣ. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật, phải đƣợc loại bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình đầu tƣ và vận hành kết quả đầu tƣ sau này.

Nghiên cứu về lựa chọn công nghệ kỹ thuật dự án

Nghiên cứu lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ là nội dung chủ yếu và quan trọng bậc nhất trong toàn bộ nội dung của dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ. Cần đƣa ra tất cả các giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật, kết cấu của công trình tƣơng lai để so sánh lựa chọn ra phƣơng án hợp lý nhất. Các giải pháp về kỹ thuật kết cấu là các giải pháp về cấu tạo chi tiết từng bộ phận công trình và toàn bộ công trình.

Giới thiệu khái quát các loại hình công nghệ, ƣu nhƣợc điểm, các ảnh hƣởng tới môi trƣờng và sinh thái, hƣớng giải quyết, điều kiện cung cấp trang thiết bị chuyển giao công nghệ, khả năng tiếp nhận từ các so sánh trên sơ bộ đề nghị công nghệ đƣợc lựa chọn.

ba (công ty tƣ vấn thiết kế xây dựng dự án), tuy nhiên trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ có năng lực thiết kế xây dựng vẫn thực hiện đƣợc nhƣng đảm bảo kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu xây dựng của cơ quan Nhà nƣớc.

Đánh giá yêu cầu và giải pháp xây dựng

Việc thi công một dự án BOT đƣờng bộ tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian và công sức của con ngƣời. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ kỹ thuật để đảm bảo chất lƣợng xây dựng dự án và xem xét giải pháp xây dựng phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí đầu tƣ, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tƣ dự án. Nội dung hầu hết của các dự án BOT đƣờng bộ tập trung vào giải pháp kỹ thuật để xây dựng dự án vì quyết định đến sự thành công dự án, cụ thể các nội dung về giải pháp xây dựng cần xem xét nhƣ sau:

- Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và phƣơng án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)