đầu tƣ dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro và mang nhiều ý nghĩa kinh tế xã hội, Chính Phủ yêu cầu chủ đầu tƣ phải lập báo cáo khả thi dự án trƣớc khi quyết định đầu tƣ (Căn cứ vào điều 24 của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ). Nội dung báo cáo khả thi dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ nói chung và dự án BOT đƣờng bộ nói riêng phải thể hiện đầy đủ về dự án, cụ thể các nội dung đƣợc quy định rõ ràng tại điều 25 của nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo đối đối tác công tƣ.
- Nghiên cứu về sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ
Khi đầu tƣ vào một dự án bất kỳ, chủ đầu tƣ phải đƣa ra đƣợc lý do cần thiết khi đầu tƣ vào dự án. Thông thƣờng dự án BOT đƣờng bộ đầu tƣ mang tính chất công cộng để phục vụ nhu cầu chung của xã hội, vì vậy dự án phải đƣa ra những lý do chứng minh đƣợc sự cần thiết đầu tƣ vào dự án. Để chứng tỏ sự cần thiết phải đầu tƣ vào các dự án BOT đƣờng bộ cần nêu rõ những căn cứ cơ bản sau đây:
- Nguồn gốc và các tài liệu sử dụng.
- Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, của địa phƣơng.
- Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.
- Các thông tƣ văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến yêu cầu lập dự án đầu tƣ.
- Các căn cứ về nhu cầu tình hình giao thông mà dự án sẽ triển khai. - Căn cứ về khả năng phát triển kinh tế, khả năng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.
- Sự cần thiết đầu tƣ vào dự án.
- Nghiên cứu về thị trƣờng mục tiêu
Thị trƣờng là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án. Cụ thể hơn, đối dự án BOT đƣờng bộ là nhu cầu giải quyết tình trạng lƣu thông phƣơng tiện, định hƣớng phát triển về cơ sở hạ tầng công cộng, quy hoạch kinh tế sẽ quyết định đến quy mô đầu tƣ dự án. Vì vậy, nghiên cứu về định hƣớng phát triển kinh tế vùng miền, quy hoạch kinh tế địa phƣơng, tình
trạng giao thông khu vực đầu tƣ dự án để xác định nhu cầu đáp ứng thị trƣờng của dự án.
Nhiều trƣờng hợp việc nghiên cứu thị trƣờng đối với dự án BOT đƣờng bộ yêu cầu các chuyên gia có kiến thức trong quá trình điều hành chính sách Nhà nƣớc để đánh giá đầy đủ thị trƣờng của dự án và có thể lựa chọn phân tích và rút ra đƣợc kết luận cụ thể, xác đáng.
- Nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ dự án
Đặc điểm của các dự án BOT đƣờng bộ là thu phí giao thông trong thời gian dài, khoảng từ 10 – 20 năm, tuy nhiên nhà đầu tƣ có thể thu phí ổn định trong khoảng thời gian và không bị gián đoạn thì chất lƣợng công trình xây dựng (tuyến đƣờng, cầu, hầm) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xây dựng của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, đảm bảo chất lƣợng lâu dài. Vì vậy, khi lập dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ thì nhà đầu tƣ rất quan tâm và làm rõ các nội dung đến giải pháp kỹ thuật dự án, từ đó quyết định đến sự thành công của dự án. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành phân tích kinh tế tài chính của các dự án đầu tƣ. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật, phải đƣợc loại bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình đầu tƣ và vận hành kết quả đầu tƣ sau này.
Nghiên cứu về lựa chọn công nghệ kỹ thuật dự án
Nghiên cứu lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ là nội dung chủ yếu và quan trọng bậc nhất trong toàn bộ nội dung của dự án đầu tƣ BOT đƣờng bộ. Cần đƣa ra tất cả các giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật, kết cấu của công trình tƣơng lai để so sánh lựa chọn ra phƣơng án hợp lý nhất. Các giải pháp về kỹ thuật kết cấu là các giải pháp về cấu tạo chi tiết từng bộ phận công trình và toàn bộ công trình.
Giới thiệu khái quát các loại hình công nghệ, ƣu nhƣợc điểm, các ảnh hƣởng tới môi trƣờng và sinh thái, hƣớng giải quyết, điều kiện cung cấp trang thiết bị chuyển giao công nghệ, khả năng tiếp nhận từ các so sánh trên sơ bộ đề nghị công nghệ đƣợc lựa chọn.
ba (công ty tƣ vấn thiết kế xây dựng dự án), tuy nhiên trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ có năng lực thiết kế xây dựng vẫn thực hiện đƣợc nhƣng đảm bảo kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu xây dựng của cơ quan Nhà nƣớc.
Đánh giá yêu cầu và giải pháp xây dựng
Việc thi công một dự án BOT đƣờng bộ tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian và công sức của con ngƣời. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ kỹ thuật để đảm bảo chất lƣợng xây dựng dự án và xem xét giải pháp xây dựng phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí đầu tƣ, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tƣ dự án. Nội dung hầu hết của các dự án BOT đƣờng bộ tập trung vào giải pháp kỹ thuật để xây dựng dự án vì quyết định đến sự thành công dự án, cụ thể các nội dung về giải pháp xây dựng cần xem xét nhƣ sau:
- Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và phƣơng án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.
- Các phƣơng án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc phù hợp với quy hoạch của địa phƣơng.
- Phƣơng án khai thác dự án và sử dụng lao động.
- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. - Phân tích phƣơng án xây dựng và tổ chức thi công xây lắp.
- Yêu cầu về điều kiện địa hình và địa chất công trình, các yêu cầu về đặc điểm xây lắp, sơ bộ dự kiến giải pháp - kỹ thuật xây dựng và tổ chức thi công.
- Nghiên cứu về đánh giá tác động môi trƣờng
Hầu hết các dự án BOT đƣờng bộ đều liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cƣ và các hoạt động xây dựng sẽ ảnh hƣởng môi trƣờng sinh thái trong quá trình xây dựng đầu tƣ. Vì vậy, với mục tiêu và định hƣớng lâu dài của Việt Nam hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, dự án BOT đƣờng bộ phải làm rõ những nội dung về tác động môi trƣờng, rủi ro về cháy nổ trong quá trình xây dựng để đƣa ra các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất.
của một vùng nhất định, nằm trong định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nƣớc, nội dung dự án BOT đƣờng bộ phải đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của dự án BOT đƣờng bộ đối với vấn đề an ninh, quốc phòng. Do đó, đối với các dự án ảnh hƣởng đối với an ninh, quốc phòng thì chủ đầu tƣ nên quyết định cân nhắc/tạm dừng dự án trƣớc khi đầu tƣ vào dự án để tránh những tổn thất không đáng tiếc.
- Nghiên cứu về hiệu quả đầu tƣ tài chính dự án
Đối với các dự án BOT đƣờng bộ, chủ đầu tƣ cần đánh giá rõ ràng các nội dung về tổng mức đầu tƣ của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phƣơng án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Xác định tổng vốn đầu tƣ cần thiết cho dự án
Trên cơ sở phƣơng án kỹ thuật, phƣơng án tổ chức thi công xây lắp, phƣơng án tổ chức sản xuất (tổ chức khai thác) có thể xác định đƣợc tổng mức đầu tƣ cho từng phƣơng án.
Tổng mức đầu tƣ bao gồm toàn bộ những chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng để tạo nên thực thể công trình đủ điều kiện đi vào khai thác, chi phí cho giai đoạn khai thác vận hành, vốn lƣu động để đảm bảo huy động dự án vào hoạt động sản xuất theo đúng mục tiêu đề ra.
Chủ đầu tƣ phải xác định dự toán về mức tổng mức đầu tƣ của dự án BOT đƣờng bộ trƣớc khi đầu tƣ dự án. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tƣ và tổng mức đầu tƣ xây dựng đƣợc quy định tại Điều 24 của Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí xây dựng. Trong trƣờng hợp tổng mức đầu tƣ dự án phát sinh những chi phí đột biến, vƣợt quá suất đầu tƣ dự án theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc hoặc các dự án tƣơng tự thì chủ đầu tƣ phải đƣa ra lý do về sự chênh lệch đó và đánh giá những ảnh hƣởng đối với hiệu quả tài chính dự án.
Xác định nguồn vốn và các phƣơng án huy động về nguồn vốn
nƣớc có thẩm quyền và chủ đầu tƣ dự án, vì vậy nhà đầu tƣ tham gia vào dự án phải dự toán tổng mức đầu tƣ dự án, đƣa ra phƣơng pháp huy động nguồn vốn để đầu tƣ và đƣợc cơ quan Nhà nƣớc phê duyệt thông qua dự toán đầu tƣ dự án. Một dự án BOT đƣờng bộ có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội cho các bên tham gia sẽ không thực hiện đƣợc nếu thiếu nguồn vốn huy động. Vì vậy, một dự án BOT đƣờng bộ phải đƣa ra các giải pháp về nguồn vốn đầu tƣ vào dự án nhƣ sau:
- Nguồn vốn đầu tƣ cho dự án thƣờng gồm các loại sau: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ngân sách, vốn vay.
- Hình thức huy động vốn.
- Đánh giá khả năng huy động vốn đầu tƣ dự án.
- Tiến độ thực hiện chi phí vốn đầu tƣ và kế hoạch giải ngân nguồn vốn (huy động theo chƣơng trình đầu tƣ).
Xác định các lợi ích tài chính mà dự án đem lại
Dự án cần xác định đầy đủ những lợi ích tài chính mà dự án đem lại. Khi xác định lợi ích của dự án cần phân biệt rõ lợi ích ở đây đƣợc so sánh trong hai trƣờng hợp: có dự án và không có dự án. Lợi ích tài chính của dự án có nhiều loại, khi phân tích cần xác định đầy đủ các loại lợi ích, phân biệt rõ các loại lợi ích mà các chủ thể đƣợc hƣởng.
Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tƣ xây dựng, thƣờng sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu nhƣ: NPV, IRR, B/C...
Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Dựa vào kết quả các chỉ tiêu trên và các mặt lợi ích khác để đánh giá, từ đó đi đến kết luận: Dự án có khả thi hay không về mặt tài chính
- Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Việc đầu tƣ vào các dự án BOT đƣờng bộ mang ý nghĩa to lớn trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ và điều kiện cần để phát triển kinh tế. Vì vậy, khác với các dự án đầu tƣ thông thƣờng chỉ xem xét hiệu quả tài chính, ngoài những lợi tài chính mang lại cho chủ đầu tƣ thì lợi ích kinh tế
xã hội mang lại từ dự án rất lớn, bao gồm giá trị gia tăng của dự án, đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc,việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động...
Do đó, nội dung về dự án BOT đƣờng bộ cần làm rõ các nội dung về hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại, đánh giá đƣợc tổng thể các lợi ích mang lại từ dự án (bao gồm cả lợi ích hiệu tài chính và lợi ích hiệu quả kinh tế xã hội).