Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 62 - 66)

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tuy tình hình kinh tế – xã hội diễn biến hết sức phức tạp, gây khó khăn rất lớn cho các thành phần kinh tế, thế nhƣng dƣ nợ của chi nhánh đều có xu hƣớng tăng. Điều này phản ánh hoạt động của ngân hàng đang trên đà phát triển cùng với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội. Ta sẽ lần lƣợt phân tích: Theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế để thấy đƣợc thực trạng cho vay khách hàng trong giai đoạn 2012 - 2014.

- Theo thời hạn cho vay

Đối với doanh nghiệp, do mục đích hoạt động khác nhau nên nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Tùy theo mục đích vay vốn của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng sẽ xem xét cho vay với thể loại ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bản chất của loại hình doanh nghiệp này chủ yếu có các quy trình kinh doanh ngắn, nên cần một lƣợng vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời. Qua bảng 2.3 và hình 2.4 ta thấy dƣ nợ cho vay ngắn hạn trong thời gian qua ngày càng tăng nhanh tuy nhiên tỷ trọng nợ vay ngắn hạn trong cơ cấu nợ vay có xu hƣớng giảm: Năm 2012 đạt 916.360 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 60,6% dƣ nợ cho vay); năm 2013 tăng lên 1.085.536 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 28,8%), tăng 18,5% so năm 2012; sang năm 2014

tiếp tục tăng mạnh lên 126,1%, tức tăng 1.358.518 triệu đồng và đạt giá trị 2.454.054 triệu đồng (chiếm tỷ trọng đến 31,8%).

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 916.360 1.085.536 2.454.054 169.176 18,5 1.368.518 126,1 Trung, dài hạn 596.849 2.681.520 5.253.763 2.084.671 349,3 2.572.243 95,9 Tổng 1.513.209 3.767.056 7.707.817 2.253.847 148,9 3.940.761 104,6

(Nguồn: phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh 11)

Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bên cạnh đó, dƣ nợ cho vay trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng lớn và tăng trƣởng qua các năm. Năm 2013, dƣ nợ cho vay trung, dài hạn 2.681.520 triệu đồng, tăng 2.084.671 triệu đồng so năm 2012 với tốc độ tăng khá mạnh là 349,3%. Lý do chủ yếu năm 2013 chi nhánh 11 đã ký kết các hợp đồng tín dụng trung dài hạn với các công ty lớn: Công ty cổ phần đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dƣỡng Nutifood Bình Dƣơng, Công ty TNHH địa ốc Thành phố…Mặt khác đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân – hộ gia đình nhỏ lẻ chuyển hƣớng phát triển qua lĩnh vực

xây dựng, công nghiệp sản xuất cũng mạnh dạn đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, nhà xƣởng, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lƣợng, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đến năm 2014 nguồn vốn cho vay trung và dài hạn có tăng mạnh, đạt 5.253.763 triệu đồng, tăng 95,9% so với năm 2013. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, chi nhánh 11 tập trung phát triển cho vay các khách hàng trung dài hạn vào các lĩnh vực xây dựng cầu đƣờng, bất động sản. Tuy nhiên cho vay trung, dài hạn có nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài vì dễ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, do đó ngân hàng cũng cẩn trọng khi thẩm định và quyết định cho vay để hoạt động an toàn và hiệu quả nhất.

- Theo thành phần kinh tế

Bắt kịp chủ trƣơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chi nhánh 11 đã chú ý bố trí vốn tín dụng ở nhiều thành phần kinh tế để vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, vừa hạn chế rủi ro do quá tập trung đầu tƣ vào một thành phần kinh tế. Khách hàng tại ngân hàng bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân - cá nhân – hộ gia đình

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % CTCP 409.842 2.179.442 4.387.090 1.769.600 432% 2.207.648 101% CT TNHH 392.613 737.219 2.318.232 344.606 88% 1.581.013 214% DNTN - CN - HGĐ 334.213 668.134 802.393 333.921 100% 134.259 20% DNNN 376.541 182.261 200.102 -194.280 -52% 17.841 10% Tổng 1.513.209 3.767.056 7.707.817 2.253.847 149% 3.940.761 105%

Hình 2.5: Dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nhìn chung, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tƣ nhân – cá nhân – hộ gia đình, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm đều tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là những khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng thƣơng mại đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Dƣ nợ cho vay công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể là 409.842 triệu đồng năm 2012, chiếm 27,1% và vào năm 2013 là 2.179.442 triệu đồng, chiếm 57,9% và đến 2014 tăng lên đạt 4.387.090 triệu đồng, chiếm 56,9%. Dƣ nợ cho vay các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn vì những lợi thế mà công ty cổ phần mang đến nhƣ khả năng huy động vốn để bổ sung vốn vào dự án theo yêu cầu của ngân hàng (phát hành Trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn), khả năng cung cấp thông tin và chế độ quản lý tài chính chuyên nghiệp.

Công ty TNHH có tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đáng kể trong những năm qua. Trong những năm qua, đặc biệt là vào năm 2014, kinh tế của địa bàn TP.HCM có nhiều chuyển biến tốt nên số lƣợng các công ty mới đƣợc thành lập ngày càng nhiều và các công ty hiện tại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Do vậy, dƣ nợ cho vay công ty TNHH có bƣớc phát triển vƣợt bậc, dƣ nợ cho vay đối với công ty TNHH năm 2012 là 392.613 triệu đồng, chiếm 25,9% trong tổng dƣ nợ cho vay, đến năm 2013 tăng lên 88% so với

2012 và đến năm 2014 tiếp tục tăng thêm 214% so với 2013, đạt 2.318.232 triệu đồng. Ta thấy công ty TNHH chiếm tỷ trọng khá lớn sau công ty cổ phần. Chứng tỏ công ty TNHH cũng là đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh đó, dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp tƣ nhân – cá nhân – hộ gia đình năm 2012 là 334.213 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 668.134 triệu đồng, tăng 100% so với năm 2012, chiếm 17,7% trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng. Đến năm 2014 tiếp tục tăng lên và đạt 802.393 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2013, chiếm 10,4% trong tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp.

Bên cạnh các loại hình vay vốn trên, doanh nghiệp Nhà nƣớc là khách hàng vay vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong dƣ nợ cho vay. Những doanh nghiệp này quan hệ vay vốn đa số là theo chính sách hỗ trợ của Chính Phủ, đối tƣợng đề nghị vay phần lớn tập trung cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề ở nông thôn, thu mua lƣơng thực, nông sản, chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa, vật tƣ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định dự án BOT đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)