UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về số trạm thu phí theo hình thức hợp đồng BOT đƣờng bộ trên địa bàn TP HCM. Theo đó, ngoài sáu trạm đã có, TP.HCM sắp xây dựng thêm bốn trạm để thu phí nhằm hoàn vốn các dự án giao thông.
Ngoài ra, trên các trục đƣờng cửa ngõ ra vào TP.HCM đang có chín trạm thu phí khác nằm rải rác tại Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13, Quốc lộ 51, đƣờng cao tốc TP.HCM - Trung Lƣơng, đƣờng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Nhƣ vậy, mật độ trạm thu phí ở TP HCM sẽ ngày càng dày đặc.
Xã hội hóa đầu tƣ và khai thác hệ thống hạ tầng giao thông là chủ trƣơng hết sức đúng đắn, phù hợp với định hƣớng phát triển chung của Việt Nam. Nhƣng cũng phải thấy rõ đặc điểm BOT hạ tầng giao thông Việt Nam trong thời gian vừa qua là vốn đầu tƣ rất lớn, còn thay đổi nhiều về quy hoạch và hầu nhƣ chỉ có nhà đầu tƣ trong nƣớc tham gia thông qua vay vốn lãi suất khá cao, thời gian hoàn vốn khá dài.
Vấn đề phát sinh là quy định mập mờ đang làm gia tăng trạm thu phí trên cả nƣớc. Thông tƣ 90/2004 và Thông tƣ 159/2013 của Bộ Tài chính quy định cự ly tối thiểu 70 km giữa hai trạm thu phí khá mơ hồ, ví nhƣ quy định chỉ trên một tuyến đƣờng chứ không nói trên nhiều tuyến đƣờng của địa phƣơng hoặc của các
địa phƣơng lân cận, cũng chƣa nói về BOT công trình cầu hầm.
Việc đặt trạm thu phí để hoàn vốn đầu tƣ các dự án BOT đƣờng Quốc lộ hoặc đƣờng địa phƣơng là hợp lý và đã đáp ứng các quy định thành lập trạm thu phí của Bộ Tài chính, tuy nhiên khoảng cách đặt trạm và số lƣợng trạm thu phí gia tăng trong thời gian gần đây ảnh hƣởng đến ngƣời dân và giá cả hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, với quy hoạch đô thị không hợp lý dẫn đến các trạm thu phí đặt không hợp lý, ảnh hƣởng đến hạ tầng đô thị của địa phƣơng và ngƣời dân.