Biến chứng và tử vong sau mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo (Trang 85 - 87)

Biến chứng sau mổ gặp ở 28/48 TH (58,3%).

Biến chứng hô hấp xảy ra ở 10/48 TH (20,8%), trong đó có 1 TH thuyên tắc phổi sau mổ 8 ngày. 9/48 TH (18,8%) có suy thận. TMCB ruột tiếp diễn xảy ra ở 6/48 TH (12,5%), trong đó ở nhóm BN có nguyên nhân tắc ĐM xảy ra 2 TH và nhóm tắc TM có 4 TH.

Hình 3.5. (A) Hình ảnh của ruột thiếu máu trước khi lấy huyết khối TM, (B) Hình

ảnh ruột giảm thiếu máu sau khi lấy huyết khối TM, (C) Hình ảnh huyết khối trong TM MTTT (mũi tên), (D) Hình ảnh huyết khối và tổn thương trong thành TM MTTT được lấy ra (BN Hang K., số 38).

Ở nhóm tắc ĐM, 1 TH được phẫu thuật lại vào ngày hậu phẫu thứ bảy và trong mổ phát hiện thủng 4 lỗ ở ruột non do hoại tử ruột tiếp diễn, 1 TH phát hiện có dấu hoại tử ruột vào ngày hậu phẫu thứ năm nhưng bệnh diễn tiến nặng và tử

A B

vong vào ngày thứ bảy sau mổ. Cả 2 TH này đều không sử dụng thuốc kháng đông sau mổ.

Ở nhóm tắc TM, 2 TH không sử dụng thuốc kháng đông kịp thời sau mổ, TMCB ruột diễn tiến đến nhồi máu ruột, 1 TH phẫu thuật lại cắt thêm gần toàn bộ ruột non, 1 TH phẫu thuật lại cắt toàn bộ hồi tràng và đại tràng phải. 2 TH còn lại, mặc dù được điều trị thuốc kháng đông kịp thời nhưng có xuất hiện TMCB ruột cấp tính vào ngày hậu phẫu thứ năm và ngày thứ mười ba, cả 2 TH này đều được CCLĐT bụng kiểm tra phát hiện có huyết khối TM MTTT và ruột chưa bị nhồi máu nên được điều trị nội khoa thành công.

Chảy máu sau mổ xuất hiện ở 4/48 TH (8,3%), trong đó có 3 TH chảy máu từ đường tiêu hóa, 1 TH chảy máu vết mổ, tất cả các TH này đều thành công với điều trị bảo tồn.

Tần suất của các biến chứng sau mổ được thể hiện trong Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Biến chứng sau mổ của 48 TH

Biến chứng Số BN Tỉ lệ (%)

Hô hấp 10/48 20,8

Suy thận 9/48 18,8

TMCB ruột tiếp diễn 6/48 12,5

Nhiễm khuẩn vết mổ 6/41 14,6

Chảy máu sau mổ 4/48 8,3

Viêm da quanh lỗ mở ruột ra da 3/18 16,7

Rò miệng nối ruột 1/23 4,3

Nhồi máu cơ tim 1/48 2,1

Hoại tử hai cẳng chân do tắc ĐM đùi 1/48 2,1

Thai chết lưu 1/48 2,1

3/18 TH (16,7%) có cắt ruột và đưa hai đầu ruột ra da có viêm da quanh chỗ mở ruột ra da (loại trừ 5 TH tử vong trong vòng 3 ngày sau mổ), 1/23 TH (4,3%) cắt ruột và nối ngay có rò miệng nối.

4/48 TH (8,3%) tử vong sau mổ 1 ngày, tất cả đều thuộc nhóm BN có nguyên nhân tắc ĐM.

Thời gian nằm viện trung bình: Ngoài 3 TH phải phẫu thuật lại do biến chứng hoại tử ruột tiếp diễn như đã nêu trong Phần 3.4.4, ở nhóm BN có nguyên nhân tắc TM có 3 TH được phẫu thuật lại làm miệng nối ruột trong thời gian nằm viện, trong đó 1 TH được phẫu thuật vào ngày hậu phẫu thứ tám, 2 TH được phẫu thuật vào ngày hậu phẫu thứ mười lăm.

Thời gian nằm viện trung bình của 48 TH là 12,4 ± 9,0 ngày (ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 51 ngày). Thời gian nằm viện trung bình của nhóm BN nhồi máu ruột do tắc TM dài hơn nhóm BN tắc ĐM (Bảng 3.17).

Tử vong sau mổ gặp ở 21/48 TH (43,8%). Tỉ lệ BN tử vong sau mổ ở nhóm tắc ĐM cao hơn ở nhóm tắc TM (Bảng 3.18).

Bảng 3.18. So sánh thời gian nằm viện trung bình, tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ của hai nhóm Tổng số (n = 48) Tắc ĐM (n = 34) Tắc TM (n = 14) Giá trị p

Thời gian (ngày) 11 (9-15) 11 (7-14) 13,5 (10-19) 0,015

Có biến chứng 28 (58,3%) 21 (61,8%) 7 (50%) 0,452

Tử vong 21 (43,8%) 20 (58,8%) 1 (7,1%) 0,001

Như vậy, thời gian nằm viện trung bình ở nhóm tắc TM dài hơn nhóm tắc ĐM có ý nghĩa (phép kiểm Mann-Whitney U, p = 0,015).

Tỉ lệ biến chứng sau mổ giữa nhóm BN nhồi máu ruột do tắc TM và tắc ĐM khác nhau không có ý nghĩa (phép kiểm 2, p = 0,452).

Tỉ lệ tử vong sau mổ ở nhóm BN tắc ĐM cao hơn ở nhóm tắc TM có ý nghĩa (phép kiểm 2

, p = 0,001).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)