Các dấu hiệu trong mổ và phương pháp phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo (Trang 82 - 84)

Dịch ổ bụng là dịch máu không đông có ở 11/14 TH (78,6%) nhồi máu ruột do tắc TM, trong khi dấu hiệu này xuất hiện ở 10/34 TH (29,4%) nhồi máu ruột do tắc ĐM. Sự khác biệt này là có ý nghĩa (phép kiểm 2

, p = 0,002).

14/14 TH (100%) nhồi máu ruột do tắc TM chỉ ảnh hưởng đến ruột non, ngược lại, nhồi máu cả ruột non và đại tràng gặp ở 20/34 TH (58,8%) nhồi máu ruột do tắc ĐM (Bảng 3.15).

Bảng 3.15. So sánh phần ruột bị nhồi máu giữa hai nhóm

Tắc ĐM (n = 34) Tắc TM (n = 14) Tổng số (n = 48) Ruột non 14 (41,2%) 14 (100%) 28 (58,3%)

Ruột non + Đại tràng 20 (58,8%) 0 20 (41,7%)

Tỉ lệ BN chỉ bị nhồi máu ruột non ở nhóm tắc TM cao hơn so với nhóm tắc ĐM có ý nghĩa (phép kiểm 2, p < 0,001).

25/34 TH (73,5%) tắc ĐM có đoạn ruột hoại tử dài trên 100 cm, trong khi chỉ 5/14 TH (35,7%) tắc TM có chiều dài đoạn ruột bị hoại tử trên 100 cm. Khác biệt này là có ý nghĩa (phép kiểm 2, p = 0,014).

Bảng 3.16. Phương pháp phẫu thuật được thực hiện ở 48 TH

Phương pháp phẫu thuật Số BN (n = 48)

Cắt ruột 40 (83,3%)

Cắt ruột + Mở TM lấy huyết khối 4 (8,3%)

Cắt ruột + Mở ĐM lấy huyết khối 2 (4,2%)

Mở ĐM lấy huyết khối 1 (2,1%)

Mở bụng thám sát 1 (2,1%)

46/48 TH (95,8%) có cắt ruột, còn lại 2 TH (4,2%) không cắt ruột. Trong đó, 1 TH bị nhồi máu ruột quá nhiều (từ góc tá-hỗng tràng đến đại tràng chậu hông và nguyên nhân tắc là do huyết khối trên nền xơ vữa ĐM MTTT tại gốc) (Hình 3.3); 1 TH còn lại là BN bị nhồi máu ruột do thuyên tắc ĐM MTTT, được phẫu thuật sau khi có triệu chứng 14 giờ, phẫu thuật mở ĐM MTTT lấy huyết khối trước, sau đó đánh giá lại tình trạng ruột thì không phân định được rõ ranh giới vùng ruột hoại tử và vùng ruột còn sống, chúng tôi quyết định không cắt ruột và theo dõi chờ phẫu thuật xem lại để xác định rõ vùng ruột hoại tử (Hình 3.4). Tuy nhiên, cả 2 TH này đều tử vong sau phẫu thuật 1 ngày.

Hình 3.3. (A) Hình ảnh hoại tử ruột từ góc Treitz đến đại tràng chậu hông, (B)

Kiểm tra thấy xơ vữa cứng phần gốc của ĐM MTTT (BN Võ Văn U., số 40).

B A

23/46 TH (50%) có cắt ruột được nối ruột lại ngay thì không có TH nào tử vong trong vòng 3 ngày sau mổ. Trong khi ở 23 TH còn lại, hai đầu ruột được đưa ra ngoài thì có 5 TH tử vong trong vòng 3 ngày sau mổ. Như vậy, có 7/48 TH (14,6%) tử vong trong vòng 3 ngày sau mổ.

7/48 TH (14,6%) có mở mạch máu mạc treo để lấy huyết khối, trong đó 3/34 TH (8,8%) mở ĐM lấy huyết khối thì các BN này đều tử vong sau phẫu thuật, còn 4/14 TH (28,6%) mở TM lấy huyết khối đều ghi nhận có những đoạn ruột hồng trở lại và không có TH nào tử vong sau mổ.

Hình 3.4. (A) Hình ảnh ruột thiếu máu trước khi lấy huyết khối ĐM, (B) Hình ảnh

ruột sau khi lấy huyết khối ĐM, (C) Huyết khối trong ĐM MTTT được lấy ra, (D) Ống thông có bóng ở đầu (Fogarty) để lấy huyết khối (BN Nguyễn Thị L., số 35).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo (Trang 82 - 84)