Đo lường giá trị thương hiệu theo góc độ tài chính

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 66 - 67)

Theo hướng tiếp cận này, gtth được xác định bằng tiền. Có nhiều tổ chức thường xuyên (hàng năm) tính toán giá trị của các thương hiệu và xếp hạng chúng thông qua trị giá về mặt tài chính của từng thương hiệu. Các công ty chuyên định giá thương hiệu có thể kể đến như Young & Rubicam, BandZ, Interbrand….

Có nhiều cách để định giá một thương hiệu. Đối với thương hiệu công ty, hay nói khác đi chính là công ty đó, giá trị thương hiệu là phần còn lại sau khi lấy tổng trị giá niêm yết của công ty trừ đi trị giá tài sản hữu hình và các tài sản vô hình có thể định giá được. Đây là cách tính đơn giản nhất nhưng ít chính xác do giá thị trường của cổ phiếu thay đổi liên tục và rất nhạy cảm với nhiều yếu tố khác.

Có những trường hợp, giá trị của thương hiệu được suy ra từ giá chuyển nhượng một công ty nào đó. Ví dụ, sau nhiều lần đàm phán,

Đối với thương hiệu của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, người ta có thể dựa trên sự chênh lệch giá giữa thương hiệu đó với giá bình quân của các sản phẩm tương tự trên thị trường để tính toán. Hoặc người ta cũng có thể tính toán dực trên toàn bộ chi phí bỏ ra để xây dựng thương hiệu đó ( đối với thương hiệu hoàn toàn mới)

Nhìn chung, không có một công thức cố định nào để định giá thương hiệu. Nó phần nào dựa vào cảm nhận chủ quan của các nhà định giá.

Việc định giá thương hiệu ( đo lường giá trị thương hiệu) về mặt tài chính phục vụ cho các mục đích sau:

 Xếp hạng các thương hiệu

 Mua bán, sát nhập hay chuyển nhượng các công ty. Mua bán thương hiệu.  Cổ phần hóa, góp vốn…

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w