Nếu như quảng cáo được cho là phương tiện hữu hiệu để làm tăng khả năng nhận biết sản phẩm thì quảng bá được xem là cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu. Điểm khác biệt cơ bản của quảng bá so với quảng cáo là các thương hiệu không ‘tự nói’ về mình mà thông qua người khác. Chính vì tính khách quan như vậy, người tiêu dùng có thể sẽ tin tưởng hơn. Điều quan trọng là làm sao để cho người khác nói về mình theo cách mình mong muốn. Hay nói khác đi, làm sao để họ có thái độ tích cực khi nói về thương hiệu?
Điều đó đòi hỏi trước tiên thương hiệu phải tạo được sự nổi bật, lôi cuốn sự chú ý của khách hàng tiềm năng hay tạo được dư luận về thương hiệu. Lấy ví dụ, khi một quển sách được xuất bản, nó đã gây được sự quan tâm của công chúng. Điều đó có nghĩa là nội dung của quyển sách đó đã thật sự được độc giả chú ý và như thế dư luận được tạo ra, không những chỉ là những lời truyền miệng mà cả giới truyền thông cũng đã phải hao tốn giấy mực. Đây là
trường hợp của tác phẩm ‘Cù Lao Chàm’ của Nguyễn Mạnh Tuấn. Không hẳn Cù Lao Chàm là một kiệt tác văn chương mà vì nó là tiểu thuyết mang tính chất kinh tế- chính trị-xã hội đầu tiên đã công kích vào cách nghĩ mà hầu như đã trở thành một định kiến. Nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược nhau đã được đưa ra…song ‘Cù Lao Chàm’ đã bán được trên 150 ngàn bản.
Sản phẩm có chất lược tốt, dịch vụ hoàn hảo…luôn là điều kiện cần để cho mỗi khách hàng có thể trở thành một sứ giả của thương hiệu và sự giới thiệu của chính bản thân khách hàng về thương hiệu nào đó chính là công cụ truyền thông hữu hiệu nhất cho thương hiệu.