Khái quát về truyền thông marketing

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 56 - 57)

Chúng ta đã biết rằng, các chiến lược sản phẩm, giá cả hay phân phối đều góp phần làm gia tăng giá trị thương hiệu.

Thuyền thông marketing là cách thức và phương tiên mà các công ty thông tin đến người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ hay nhắc nhở họ về thương hiệu của mình. Các hình thức truyền thông có thể là trực tiếp hay gián tiếp.

Trong xã hội ngày nay, khó có thể nói là hàng ngày chúng ta không phải tiếp nhận những thông tin từ truyền thông. Cho dù bạn làm gì đi chăng nữa, ít nhất bạn cũng bị buộc phải xao lãng đôi phút do các thông tin hay hình thức quảng cáo nào đó. Ngay cả bậc thầy về tiếp thị Philip Kotler đã phải thừa nhận rằng Ông đã phải chủ động làm ngơ với các quảng cáo bởi vì chúng cắt ngang dòng suy tư của Ông. “ Tôi không thấy thú vị với hầu hết các quảng cáo”, Ông nói.

Đối với xây dựng thương hiệu, bên cạnh quảng cáo, các hình thức truyền thông khác cũng đặc biệt quan trọng, ví dụ như quảng bá. Nó thậm chí còn được coi là phương tiện quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu. “một lời giới thiệu tốt, chân thành của khách hàng có tác dụng mạnh hơn hàng trăm lần một đoạn quảng cáo”, một giám đốc ngân hàng đã phát biểu như vậy, rút ra từ chính kinh nghiệm trong kinh doanh của mình. Giống như Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon.com đã nói: “cuối cùng, một thương hiệu là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có ở đó " mà chúng tôi đã đề cập đến trong chương 1.

Quan hệ công chúng (PR) cũng là một phương tiện hiệu quả trong việc quảng bá cho thương hiệu. Có những công ty chuyên sử dụng chiến lược này. Ví dụ như công ty Mai Linh, họ thường xuyên tổ chức các chương trình PR gắn liền với việc ôn lại những kỷ niệm “chiến trường xưa”, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các cựu chiến binh…, gắn liền hình ảnh của công ty với màu xanh lá cây, màu xanh của người lính, của sức sống. “Mai Linh - Màu xanh cuộc

sống!” là khẩu hiệu của công ty. Mục đích là làm nổi bật hình ảnh của công ty và thương hiệu của mình.

Xúc tiến thương mại (trade promotion) và xúc tiến bán hàng (sales promotion) cũng là công cụ quan trọng để truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi phương cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đặc biệt đối với khuyến mãi, nếu sử dụng không phù hợp, nó có thể làm lu mờ hình ảnh thương hiệu.

Ngoài ra, để xây dựng giá trị thương hiệu thông qua truyền thông, các công cụ khác cũng thường được sử dụng như bán hàng cá nhân, tổ chức sự kiện, tài trợ hay kết hợp nhiều hình thức trong một chiến dịch truyền thông.

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w