Bán hàng cá nhân (Personal selling)

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 63 - 64)

Bán hàng cá nhân là hoạt động bán hàng thông qua việc tương tác trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng hay nhóm khách hàng.

Ưu điểm của phương pháp này là thông tin được trao đổi giữa khách hàng và nhân viên bán hàng được chuẩn bị chi tiết, kỹ lưỡng. Sự phản hồi của khách hàng hoặc những thắc mắc của khách hàng tiềm năng sẽ được nghi nhận hay giải đáp tại chỗ. Phương tiện này phù hợp để nêu bật sự khác biệt của thương hiệu. Bán hàng cá nhân cũng quan trọng trong vấn đề xử lý hậu mãi. Các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng có thể được xử lý kịp thời bởi nhân viên bán hàng.

Tuy nhiên, để bán hàng cá nhân thực sự là một kênh truyền thông để xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhân viên bán hàng phải được tuyển lựa và đào tạo kỹ lưỡng. Kỹ năng giao tiếp và 48 Trong Philip Kotler (2003), “Marketing Insights From A to Z”, John Wiley & Sons, Inc

kiến thức về sản phẩm dịch vụ phải được nhân viên bán hàng nắm rõ. Trong đó, kỹ năng giao tiếp và truyền đạt là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc khéo léo đề cao cái ‘tôi’ của khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng hơn là chỉ nói về lợi ích và tính năng của sản phẩm hay dịch vụ. Việc bán được hàng là mục đích sau cùng, tuy nhiên việc tạo được những hiểu biết và ấn tượng tốt của khách hàng về công ty và thương hiệu là mục đích lâu dài. Nó là nguồn tạo ra giá trị cho thương hiệu.

Tuy nhiên bán hàng cá nhân cũng có những hạn chế. Hạn chế lớn nhất là độ phủ không cao. Đặc biệt đối với những loại sản phẩm được sản xuất hay tiêu thụ với khối lượng lớn. Chi phí cho hoạt động này cũng rất cao.

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị thương hiệu lâm hồng phong (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w