Có thể nói, có rất nhiều chiến lược được áp dụng để định vị thương hiệu mà lợi ích quan trọng nhất của việc định vị đúng đắn một thương hiệu là giúp đem lại những nguyên tắc chỉ đạo để thực hiện chiến lược marketing. Tuy nhiên, tùy vào tính chất & mục tiêu, quy mô kinh doanh mà công ty có thể ra quyết định lựa chọn một trong các chiến lược hay kết hợp nhiều chiến lược ở trên với nhau và bắt đầu phát triển chiến lược đó. Thông thường, quá trình để quyết định một chiến lược định vị cho một sản phẩm hay một thương hiệu cần thực hiện 6 bước:35
Xác định đối thủ cạnh tranh
Quá trình này yêu cầu tầm suy nghĩ rất rộng. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những sản phẩm hoặc thương hiệu nằm trong danh mục sản phẩm của cty, hoặc là cty phải cạnh tranh một cách trực tiếp.
Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh
Đó là đánh giá những đặc tính quan trọng khi người tiêu dùng chú ý một sản phẩm hay một thương hiệu. Người tiêu dùng phải được mời tham dự những cuộc toạ đàm hoặc thông qua cuộc khảo sát để chỉ ra những đặc tính quan trọng của sản phẩm trong quyết định tiêu dùng của họ. Quá trình này tạo nên cơ sở để quyết định các vị trí cạnh tranh.
Đánh giá các vị trí của đối thủ cạnh tranh
Sau khi xác định các yếu tố liên quan và tầm quan trọng tương ứng đối với người tiêu dùng, chúng ta phải xác định mỗi đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm theo đặc tính nào, so sánh tương đối với các đối thủ khác. Các cuộc khảo sát người tiêu dùng được yêu cầu để thực hiện đánh giá này.
Phân tích sự ưa chuộng của người tiêu dùng
Các nghiên cứu về phân đoạn thị trường cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố có thể phân biệt các nhóm khách hàng, bao gồm phong cách sống, động lực mua hàng, sự khác biệt về nhân chủng học. Mỗi phân đoạn này sẽ có động lực khác nhau và sự đánh giá tầm quan trọng khác nhau.
Ra quyết định
Các nhà quản lý thường phải trả lời một số câu hỏi. Liệu chiến lược phân đoạn thị trường có phù hợp hay không? Nguồn lực tài chính có đủ để truyền thông vị trí của thương hiệu hiệu quả hay không? Mức độ cạnh tranh mạnh như thế nào? Chiến lược định vị hiện tại có đang được thực hiện hay không?
35http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Baoho-ThuongHieu/Dinh_vi_thi_truong- Xay_dung_thuong_hieu_khac_biet_va_noi_troi/
Giám sát thực hiện chiến lược
Khi chiến lược được triển khai, cty phải giám sát mức độ thành công trên thị trường, thực hiện các cuộc nghiên cứu khảo sát để đo lường hình ảnh của sản phẩm hay của hãng một cách liên tục. Các cty phải luôn xác định được những nhận thức thay đổi của khách hàng, bất cứ một nhận thức lệch lạc về nào về hình ảnh của thương hiệu cần phải được chú ý và điều chỉnh ngay. Đồng thời, tác động của các đối thủ cạnh tranh vào nhóm khách hàng của cty cũng luôn cần được theo dõi.
CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Nhà quản trị marketing khi đối diện với các quyết định xây dựng thương hiệu sẽ có hai lực chọn: một là bỏ công sức, tài lực, vật lực xây dựng riêng thương hiệu mang bản sắc riêng của mình hay không cần thương hiệu và chỉ thực hiện các hợp đồng gia công theo yêu cầu của các đơn đặt hàng ( như lĩnh vực dệt may, giày da, hàng điện tử gia công ở nước ta)
Thấu hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu, ngày nay hiếm khi có doanh nghiệp nào bỏ qua cơ hội khuyếch trương thương hiệu của riêng công ty mình, khi đó họ đứng trước quyết định phải lựa chọn tên thương hiệu sẽ được đặt như thế nào?. Có 4 chiến lược đặt tên thương hiệu thường được sử dụng: