Trong thời gian qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 26,9% giai đoạn từ năm 2008 đến 2012. Tính đến 31/12/2012 số dư huy động vốn của chi nhánh đạt được 2.722 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm 2011 và 154,4% so với năm 2008. So với thời điểm trước khi tách thành chi nhánh cấp 1, nguồn vốn huy động tăng 346,23%. Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2012 của chi nhánh đạt mức cao nhất trong các năm qua; cao hơn so với mức tăng bình quân toàn hệ thống (21,5%) và bình quân nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (13,97%).
Biểu đồ 2.1:Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Vũng Tàu
Đơn vị tính: tỷđồng 1,070 1,290 1,703 1,889 2,722 2,989 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2008 2009 2010 2011 2012 T6/2013 Ngu?n v?n
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh [12]
Về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng của tiền gửi dân cư lớn dần theo sự mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh. Đến 31/12/2012, tiền gửi dân cưđạt 2.139 tỷđồng, tăng 560 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương 35,5% và chiếm tỷ trọng 78,6% tổng vốn huy động. Riêng nguồn vốn tiền gửi của tổ chức kinh tế trong những năm qua
có tính không ổn định và chỉ thực sự tăng trưởng rõ rệt trong năm 2012, với mức tăng 273 tỷ đồng, tương đương 88,1% so với năm 2011; đây có thể xem như sự thành công ban đầu trong chính sách thu hút nguồn vốn giá rẻ của chi nhánh.
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn có sự chuyển biến rõ rệt (thể hiện trên hình 2.3). Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn kể từ năm 2010 trở lại đây (đến 2012 vốn kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 62,3%). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những sản phẩm huy động kỳ hạn ngắn gần đây đã có sức thu hút đối với khách hàng.
Biểu đồ 2.2:Nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank Vũng Tàu
Đơn vị tính: tỷđồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh [12]
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng không nhiều do tác động của suy thoái kinh tế, so với cuối năm 2012 tăng 267 tỷ đồng tương đương 9,8%. Xét về mặt tỷ trọng thì nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 thángtrở lên có xu hướng tăng cao, vì mặt bằng lãi suất nhìn chung đã ổn định, mức lãi suất huy động đối với nguồn vốn kỳ hạn dài lại cao hơn lãi suất ngắn hạn. Mặt khác, các kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản không có sức hấp dẫn nên tiết kiệm là nơi đầu tư an toàn và ổn định nhất cho nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng.
Xét về thị phần, đến 30/06/2013 Agribank chi nhánh Vũng Tàu hiện đứng ở vị trí thứ 7 về quy mô nguồn vốn huy động trong tổng cộng 46 TCTD, chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng vốn huy động trên địa bàn.
Thị phần huy động của chi nhánh vẫn còn sự chênh lệch khá lớn so với các ngân hàng như Vietcombank, Agribank BRVT, Oceanbank, BIDV do những ngân hàng này đã hoạt động lâu năm, thị phần rộng, có được nguồn tiền gửilớn từ tập đoàn dầu khí và kho bạc nhà nước. Nhưng nhìn chung, vị trí thứ 7 là kết quảđáng ghi nhận cho những nổ lực của Agribank Vũng Tàu trong hơn 5 năm qua, khẳng định được uy tín đối với khách hàng và vị thế trên địa bàn.
Biểu đồ 2.3: Thị phần vốn huy động của Agribank Vũng Tàu đến 30/06/2013
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh BRVT[5 ]