Với kết cấu thu nhập của chi nhánh chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ tín dụng nên mức chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Số liệu tại bảng 2.5 cho thấy sự biến động tương đối lớn về mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của chi nhánh qua các năm.
Mức chênh lệch thấp nhất rơi vào thời điểm năm 2009 vì chi nhánh gặp rủi ro lãi suất, phải gánh chịu chi phí trả lãi cao cho nguồn vốn huy động kỳ hạn dài từ năm 2008 và ảnh hưởng này còn kéo dài đến năm 2010. Từ 2011 đến nay, mức chênh lệch lãi suất đều đạt trên 4% thể hiện được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vốn, bảo đảm lợi nhuận cho chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn. Mức chênh lệch lãi suất năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với 2011 do chính sách giảm lãi suất cho vay của NHNN và việc điều chỉnh giảm phí điều hòa vốn của Agribank làm cho mức chênh lệch lãi suất bị thu hẹp.
2.3.3.2. Kết quả thu nhập – chi phí
- Tỷ lệ chi phí/ thu nhập các năm đều thể hiện khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh (ngoại trừ năm 2009). Và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay phản ánh hiệu quả trong việc tiết giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh chi phí trả lãi, các khoản chi tiêu thường xuyên được chi nhánh theo dõi và quản lý chặt chẽ; thực hiện chính sách tiết kiệm chống lãng phí trong kế hoạch chi tiêu mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm; lên kế hoạch làm việc phù hợp nhằm giảm tải chi phí điện nước với mục đích gia tăng khoảng cách giữa thu nhập và chi phí, tạo ra lợi nhuận cao hơn.
So sánh với một số ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn,mặc dù có sự chênh lệch về mức lợi nhuận thu được nhưng xét về tỷ lệ chi phí/thu nhập trong 3 năm từ 2010 đến 2012, thì Agribank chi nhánh Vũng Tàu vẫn thể hiện được khả năng quản lý chi phí tương đối so với mặt bằng chung các ngân hàng, đảm bảo thu nhập bù đắp đủ chi phí và tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2012, mặc dù chịu sự tác động lớn do tình hình kinh tế khó khăn nhưng tỷ lệ chi phí/ thu nhập của chi nhánh đạt mức khá hơn so với bình quân các ngân hàng trên địa bàn, điều này phần nào thể hiện năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.6: Biểu so sánh tỷ lệ chi phí/ thu nhập của các ngân hàng trên địa bàn
Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 Agribank BRVT 83,04 80,53 84,73 Vietinbank BRVT 82,34 86,04 97,12 Maritimebank BRVT 84,32 80,02 79,24 Eximbank BRVT 88,85 94,85 98,11 Agribank Vũng Tàu 89,26 87,14 80,02
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh BRVT [5]
- Năng suất lao động tăng qua từng năm là minh chứng cụ thể cho hiệu quả hoạt động của chi nhánh, chương trình IPCAS được đưa vào vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh tăng năng suất lao động một cách rõ rệt, với công nghệ tiên tiến hạch toán tựđộng và kết nối trực tuyến trong toàn hệ thống giúp tiết giảm tối đa thời gian và chi phí hoạt động.
2.3.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của chi nhánh đều đạt mức trên 1% trong các năm (trừ năm 2009), và liên tục tăng từ năm 2010 trở lại đây, cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ 2,2%. Năm 2012 được xem là năm khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn đạt được mức lợi nhuận cao, phản ánh chất lượng của công tác quản lý tài sản tại chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang dần đem lại hiệu quả, năng lực tài chính của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng vững mạnh.
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt thể hiện ở tỷ lệ chi phí/ thu nhập giảm so với cùng kỳ năm 2012; lợi nhuận trên tổng tài sản đạt được 1,3%, tính bình quân cho cả năm là 2,6% có tăng so với 2012, tuy nhiên đây chỉ là số liệu tương đối vì vẫn còn nhiều khoản chi phí chưa phát sinh trong nửa năm còn lại.
2.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 3% và ngày càng giảm dần theo từng năm thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của chi nhánh. So với toàn hệ thống Agribank và các TCTD khác trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Vũng Tàu ở mức thấpkể cả trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng (năm 2012, nợ xấu bình quân của hệ thống là 5,68%; của bình quân các TCTD trên địa bàn là 3,25%). Chất lượng tín dụng tốt là yếu tố quan trọng để chi nhánh bảo đảm được thu nhập, giảm chi phí xử lý nợ rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sử dụng vốn hàng năm đều trên 90%; tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên tăng dần từng năm cho thấy sự tăng trưởng của các nguồn thu được duy trì tốt so với mức tăng của chi phí. Những chỉ tiêu này thể hiệnchính sách quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh và tình hình kinh tế vẫn chưa
được phục hồi; thể hiện qua số liệu nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng, chênh lệch lãi suất bình quân ngày càng bị thu hẹp dần, ảnh hưởng không nhỏđến mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh. Do đó để Agribank chi nhánh Vũng Tàu thực sự đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, cần phải có sựđánh giá tác động của các nhân tố vào hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra giải pháp phát triển phù hợp cho chi nhánh.
2.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 2.4.1. Chi phí
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của chi nhánh là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay.Do lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh được tạo ra từ chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí trả lãi, nên bất cứ sự thay đổi chi phí trả lãi đều ảnh hưởng rất lớn đến mức lợi nhuận của chi nhánh.
Chi phí lãi tăng thể hiện ở tỷ lệ chi cho huy động vốn trong tổng chi phí tăng theo từng năm (số liệu tại bảng 2.7). Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thêm nữa là sự phát triển của các kênh đầu tư khác với lợi nhuận hấp dẫn hơn như bất động sản hay vàng trong một thời gian dài đã chi phối quyết định đầu tư của khách hàng làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.Do đó để duy trì và phát triển nguồn vốn hiện có buộc chi nhánh phải huy động vốn với mức lãi suất cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Chi phí trả lãi ngày càng tăng trong khi thu nhập từ lãi giảm do mặt bằng lãi suất giảm, Agribank hạ lãi suất điều hòa vốn xuống quá thấp (chênh lệch 2% so
với lãi suất đầu vào) và lãi suất cho vay theo yêu cầu của NHNN giảm nhanh hơn tốc độ giảm lãi suất huy động. Chênh lệch lãi suất bị thu hẹp dần, giảm mạnh năm 2011, tiếp tục giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013(theo như số liệu bảng 2.5)tác động trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh.
Bên cạnh đó, thì những chi phí ngoài lãi như chi phí cho nhân viên, chi quản lý, chi tài sản, chi dự phòng cũng là những khoản chi lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Do quy mô chi nhánh ngày càng mở rộng kéo theo chi phí cho nhân viên, chi quản lý, mua sắm và khấu hao tài tài sản cũng tăng tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh (số liệu bảng 2.7).
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, duy trì được mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đòi hỏi chi nhánh phải có chính sách quản lý chi phí khoa học, hợp lý; chủđộng tiết giảm những khoản chi không thật cần thiết, thực hiện tiết kiệm trong chi quản lý và mua sắm tài sản nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, các hoạt động về quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu, khơi tăng nguồn vốn huy động cũng là một khoản chi phí đáng kể trong tổng chi phí.
Bảng 2.7: Một số khoản chiphí lớn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Vũng Tàu ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 6/2013 Tổng Chi Phí 103.217 168.574 191.303 275.465 262.693 125.057
Trong đó tỷ lệ của các khoản chi (%)
- Chi huy động vốn 74,03 69,56 74,62 75,55 80,46 80,25 - Chi hoạt động dịch vụ 0,64 0,52 0,48 2,02 0,67 0,62 - Chi phí cho nhân viên 5,98 3,94 5,24 5,11 6,59 6,99 - Chi phí quản lý 6,84 3,25 5,85 4,89 4,53 4,97 - Chi về tài sản 7,65 6,31 5,99 4,61 5,29 5,32 - Chi dự phòng 3,89 14,89 5,88 6,28 1,26 0,41
2.4.2. Rủi ro
Bên cạnh kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, chi nhánh rất chú trọng đến công tác phòng ngừa rủi ro; bởi vì bất cứ loại rủi ro nào phát sinh cũng tác động xấu đến tình hình tài chính của chi nhánh.
Rủi ro lãi suất chi nhánh gặp phải do huy động vốn lãi suất cao với kỳ hạn dài trong năm 2008 đã đưa chi nhánh vào tình thế vô cùng khó khăn khi NHNN có quyết định hạ lãi suất huy động; kết quả tài chính năm 2009 chi nhánh bị lỗ nặng (số liệu ở bảng 2.4), không đủ lương chi trả cho nhân viên, không thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đề ra; rủi ro này còn ảnh hưởng trong 2 năm tiếp theo, lợi nhuận đạt mức thấp do phải gánh chịu chi phí trả lãi cao cho những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài. Đây là bài học kinh nghiệm vô cùng sâu sắc cho chi nhánh trong công tác về kế hoạch nguồn vốn, phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay,chi nhánh chủ động trích lập dự phòng đối với những khoản vay có khả năng khó thu hồi vốn. Chi phí trích lập nhiều hay ít sẽảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm của chi nhánh, điển hình trong 3 năm từ 2009 – 2011, lợi nhuận của chi nhánh đạt thấp do chi phí trích lập dự phòng lớn.
Với quy định cho vay chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro, bảo toàn nguồn vốn, chi nhánh cũng làm mất đi một số cơ hội để mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Do yêu cầu cấp tín dụng phải có tài sản thế chấp nên chi nhánh chưa thể thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn nhưng yêu cầu vay tín chấp nên không thể huy động được nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán và khả năng bán chéo sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp này.
2.4.3. Quản lý điều hành
Công tác quản lý điều hành tại chi nhánh luôn có sự phối hợp đồng bộ trong tập thể ban lãnh đạo đã dẫn dắt Agribank chi nhánh Vũng Tàu từ những bước đầu khó khăn với quy mô rất nhỏđến nay đã trở thành một trong những ngân hàng có tiềm
lực và chiếm thị phần tương đối trên địa bàn. Giữa ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên luôn có sự đoàn kết nhất trí cao trong việc điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh, giúp cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được Agribank Việt Namgiao hàng năm, chi nhánhthực hiện giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể đến từng phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch;đồng thời có cơ chế khen thưởng đi kèm đối với đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch nhằm khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên.
Công tác triển khai văn bản, chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh được thực hiện chủ yếu thông qua trang web nội bộ; đảm bảo mọi thông tin được cập nhật nhanh chóng, đầy đủ, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các cuộc hội họp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quy trình kiểm soát tại chi nhánh được thực hiện chặt chẽ, các hoạt động tác nghiệp của nhân viên nghiệp vụ đều phải được sự kiểm soát trực tiếp của trưởng phòng nghiệp vụ, kiểm tra giám sát của phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và của Ban giám đốc, từđó hạn chế rất nhiều sai sót và tiêu cực.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế trong công tác quản lý điều hành tại chi nhánh. Do tình hình kinh tế khó khăn, chính sách tiền tệ được NHNN áp dụng các biện pháp mạnh và liên tục, nên việc định hướng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh được đề ra theo từng thời điểm nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được Agribank Việt Nam giao chứ chưa có chiến lược cụ thể về lâu dài. Công tác dự báo, phân tích đánh giá thị trường còn yếu;công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ dù rất được chú trọng nhưng do lực lượng nhân sự còn mỏng nên chưa thể sâu sát một cách thường xuyên và toàn diện hoạt động của cơ quan.
2.4.4. Chất lượng tín dụng đầu tư
Chất lượng tín dụng là một yêu cầu quan trọng vì đây là nhân tố quyết định thu nhập, lợi nhuận đối với ngân hàng. Nguyên tắc hoạt động của Agribank Vũng Tàu là tăng trưởng nguồn vốn đồng thời bảo đảm chất lượng tín dụng, do đó trong những năm qua chi nhánh đã tích cực triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu; chủđộng làm việc với khách hàng vay, tiến hành rà soát, đánh giá tình
hình hoạt động, khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo thực hiện kế hoạch nợ xấu được giao. Đối với nợ đã xử lý rủi ro, giao kế hoạch thu hồi nợ xử lý rủi ro đến từng bộ phận, từng cán bộ quản lý; thực hiện việc xếp loại lao động, gắn liền tiền lương, tiền thưởng và thu nhập với kết quả thu hồi nợ, tổ chức tập huấn tín dụng để nhận định các dạng rủi ro và các biện pháp xử lý nợđến từng cán bộ tín dụng.
Kết quả, chất lượng tín dụng tại chi nhánh được quản lý chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ các năm luôn ở mức thấp (bảng 2.5), tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 là 0,21%; thấp hơn của toàn hệ thống (5,8%) và của bình quân nợ xấu trên địa bàn (chiếm 3,25% tổng dư nợ). Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị trì trệ, chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ ngân hàng, đã làm chất lượng tín dụng của chi nhánh có chiều hướng giảm sút.Chất lượng tín dụng giảm đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 là 0,45%, tăng 0,21% so với cuối năm 2012.Nợ lãi tồn đọng nhiềugây thất thu cho chi nhánh; nợ gốc chậm trả làm cho vòng quay vốn kéo dài, tác động đến tính thanh khoản của nguồn vốn, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh; chi phí cũng theo đó tăng lên do tỷ lệ trích lập dự phòng tăng.Tổng hợp tất cả những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh.
2.4.5. Khả năng tạo thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
Nhìn chung, hoạt động thanh toán và dịch vụ tại chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng nhất định trong những năm qua, đóng góp nguồn thu vào tổng thu