Nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động thanh toán dịch vụ, trong những năm qua Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã tích cực quảng bá và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Agribank đến khách hàng, nhằm nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Đứng trước thực trạng cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các NHTM trong cung cấp những tiện ích thanh toán đến khách hàng, Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã có những nổ lực nhằm phát triển hoạt động dịch vụ và kết quả kinh doanh đã có sự tăng trưởng qua từng năm. Tổng thu dịch vụ ròng tăng từ 2.395 triệu đồng năm 2008 lên 4.528 triệu đồng năm 2009 và tăng đến 8.218 triệu đồng vào năm 2012. Dựa theo số liệu 6 tháng đầu năm 2013, dự tính khoản thu dịch vụ cả năm 2013 ước đạt khoảng 10.748 triệu đồng.Trong hơn 6 năm hoạt động, cùng với sự gia tăng quy mô, tổng nguồn thu dịch vụ của chi nhánh đã tăng 8.353 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 348,77%.
Bảng 2.3. Kết quả thu dịch vụ ròng của Agribank chi nhánh Vũng Tàu giai đoạn 2008 – 30/06/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 6/2013 Dịch vụ thanh toán trong nước 1.425 2.821 3.543 4.397 4.549 2.275 Dịch vụ thanh toán quốc tế 84 240 354 433 367 227
Thu kinh doanh ngoại tệ 18 103 293 171 172 76
Thu về kinh doanh thẻ 79 117 490 698 782 381
Thu từ dịch vụ bảo lãnh 163 182 143 166 169 51
Thu dịch vụ khác 543 1.065 1.383 1.650 2.179 2.364
Tổng thu dịch vụ ròng 2.395 4.528 6.206 7.515 8.218 5.374
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh [12]
Theo số liệu trong bảng 2.3, có thể thấy được hoạt động thanh toán trong nước luôn là nguồn thu dịch vụ chủ yếu của chi nhánh trong những năm qua. Đến cuối năm 2012 thu dịch vụ ròng từ hoạt động này đạt 4.549 triệu đồng, chiếm 92,5% nguồn thu từ dịch vụ thanh toán và 59,35% tổng nguồn thu dịch vụ. Sản phẩm dịch vụđược Agribank phát triển đa dạng, ngày càng mang lại nhiều tiện ích cho khách
hàng, cộng với ưu thế về mạng lưới cùng với sự gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đã góp phần vào việc tăng trưởng nguồn thu của chi nhánh.
Dịch vụ thẻ tuy chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn thu dịch vụ nhưng đã có sự tăng trưởng tốt sau 5 năm phát triển, phí thu từ dịch vụ thẻ ban đầu chỉ đạt được 79 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 785 triệu đồng, mức tăng 706 triệu tương đương 893,67%. Kết quảđạt được là nhờ sựđầu tưđúng mức của chi nhánh vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi phát hành thẻ, phát triển mạng lưới ATM và POS nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ.
2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI
NHÁNH VŨNG TÀU 2.3.1. Kết quả kinh doanh
Trong những năm đầu khi mới tách ra thành chi nhánh cấp 1, Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và kinh doanh. Điển hình năm 2009, chi nhánh bị lỗ nặng do gặp phải rủi ro trong chính sách huy động nguồn vốn kỳ hạn dài với lãi suất cao từ năm 2008. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tăng trưởng rất mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng bất kể sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn. Mặc dù năm 2010 chi nhánh vẫn còn gánh chịu chi phí trả lãi cao nhưng kết quả kinh doanh đạt được trong năm này được xem là cột mốc tạo đà phát triển cho hoạt động của chi nhánh trong các năm tiếp theo. Lợi nhuận từ mức 17.156 triệu đồng năm 2010 tăng lên 41.401 triệu đồng vào năm 2011, tăng 24.245 triệu đồng, tỷ lệ tăng 141,3% so với năm 2010.
Bước sang năm 2012, hoạt động của khối NHTM nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế suy thoái, nợ xấu ngân hàng tăng cao; nhưng kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ với lợi nhuận đạt được 65.607 triệu đồng, tăng 24.206 triệu đồng, tương đương 58,5% so với năm 2011 và tăng 282,4% so với năm 2010.Và với số liệu về kết quả kinh doanh 6
tháng đầu năm 2013 có thểước tính lợi nhuận cho năm 2013 sẽ tăng cao hơn 2012 mặc dù việc tăng trưởng dư nợ còn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn chưa được phục hồi.
So sánh với năm 2007 là thời điểm trước khi trở thành chi nhánh cấp 1, lợi nhuận kinh doanh cả năm đạt được 16.540 triệu đồng; thì đến thời điểm 31/12/2012 lợi nhuận đã là 65.607 triệu đồng; tăng lên 49.066 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 296,6%. Đây là thành quả chứng minh cho sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc thu hút khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, xây dựng được vị thế và uy tín của Agribank chi nhánh Vũng Tàu trên địa bàn ngày càng vững mạnh.
Biểu đồ 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu giai đoạn 2008 - 30/06/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáohoạt động kinh doanh [12]
2.3.2. Kết cấu thu nhập
Thu nhập của chi nhánh được cấu thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhìn chung thu nhập từ hoạt động tín dụng trong những năm qua vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Theo số liệu bảng 2.4 cho thấy, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng nhìn chung đều tăng qua các năm (trừ năm 2009). So với năm 2008, thu nhập từ lãi thuần năm 2010 tăng 2.782 triệu đồng, tăng 65.704 triệu đồng vào năm 2011 và 74.179 triệu đồng năm 2012; tỷ lệ tăng tương ứng cho các năm lần lượt là 8,74% năm 2010, năm 2011 là 206,53% và 233,17% trong năm 2012. Số liệu thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái do số lượng lãi tồn đọng còn khá lớn, hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm.
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanhgiai đoạn 2008 – 30/06/2013
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 T6/2013 - Thu nhập lãi và các thu nhập tương tự 108.223 131.935 175.276 305.584 317.360 158,376 - Chi phí lãi và các chi
phí tương tự 76.410 117.266 140.681 208.067 211.368 100,961
1. Thu nhập lãi thuần 31.813 14.669 34.595 97.517 105.992 57,415 2. Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ 1.755 3.643 4.990 5.697 6.284 3,789 3. Lãi thuần từ kinh
doanh ngoại hối 19 103 293 171 172 75 4. Thu nhập từ hoạt động khác 10.479 8.955 23.702 2.497 2.619 5,163 Trong đó: thu nợđã XLRR 9.141 5.211 20.567 1.344 1.933 3,822 5. Chi phí hoạt động 22.056 24.769 35.175 47.186 46.160 22,558 6. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.018 25.094 11.249 17.295 3.300 516 7. Lợi nhuận 17.992 (22.493) 17.156 41.401 65.607 43,368
Thu nhập ròng từ hoạt động ngoài tín dụng xét về số tuyệt đối có sự tăng trưởng qua từng năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Tỷ lệ thu nhập ròng từ hoạt động ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng còn khá khiêm tốn, đến cuối năm 2012 tỷ lệ này là 5,7% và hầu như không tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này đạt 7,83% cao hơn so với cùng kỳ và thời điểm cuối năm 2012cho thấy số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngoài tín dụng đã có sự tăng trưởng.
Đến thời điểm 30/06/2013, thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 86,41% tổng thu nhập của chi nhánh, từ hoạt động dịch vụ chiếm 5,7%; từ hoạt động khác (bao gồm cả thu nợđã xử lý rủi ro) là 7,89%.
Biểu đồ 2.7: Kết cấu thu nhập của chi nhánh đến 30/06/2013
Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính [13]
2.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Số liệu thể hiện trong bảng 2.5 là kết quảđược tổng hợp từ tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Vũng Tàu trong 5 năm từ 2008 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thông qua các chỉ tiêu này, chi nhánh sẽ có những phân tích đánh giá cụ thể và tìm hướng đi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng hoạt động của chi nhánh Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 6/2013 Chênh lệch lãi suất bình quân 5,3 0,48 2,6 5,7 4,5 4,3 Tỷ lệ chi phí/thu nhập 85,2 115,4 89,3 87,1 80 74,3 Năng suất lao động (triệu đồng/người) 1.955 2.213 2.748 3.854 3.862 1.831 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2,62 2,13 1,17 0,62 0,21 0,45 Tỷ lệ sử dụng vốn 90,2 93,6 92,1 92,6 93,2 94,7 Lợi nhuận/ tổng tài sản (ROA) 1,38 - 1,31 1,91 2,24 1,3
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh [13]
2.3.3.1. Mức chênh lệch lãi suất bình quân
Với kết cấu thu nhập của chi nhánh chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ tín dụng nên mức chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Số liệu tại bảng 2.5 cho thấy sự biến động tương đối lớn về mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của chi nhánh qua các năm.
Mức chênh lệch thấp nhất rơi vào thời điểm năm 2009 vì chi nhánh gặp rủi ro lãi suất, phải gánh chịu chi phí trả lãi cao cho nguồn vốn huy động kỳ hạn dài từ năm 2008 và ảnh hưởng này còn kéo dài đến năm 2010. Từ 2011 đến nay, mức chênh lệch lãi suất đều đạt trên 4% thể hiện được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vốn, bảo đảm lợi nhuận cho chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn. Mức chênh lệch lãi suất năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với 2011 do chính sách giảm lãi suất cho vay của NHNN và việc điều chỉnh giảm phí điều hòa vốn của Agribank làm cho mức chênh lệch lãi suất bị thu hẹp.
2.3.3.2. Kết quả thu nhập – chi phí
- Tỷ lệ chi phí/ thu nhập các năm đều thể hiện khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh (ngoại trừ năm 2009). Và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay phản ánh hiệu quả trong việc tiết giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh chi phí trả lãi, các khoản chi tiêu thường xuyên được chi nhánh theo dõi và quản lý chặt chẽ; thực hiện chính sách tiết kiệm chống lãng phí trong kế hoạch chi tiêu mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm; lên kế hoạch làm việc phù hợp nhằm giảm tải chi phí điện nước với mục đích gia tăng khoảng cách giữa thu nhập và chi phí, tạo ra lợi nhuận cao hơn.
So sánh với một số ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn,mặc dù có sự chênh lệch về mức lợi nhuận thu được nhưng xét về tỷ lệ chi phí/thu nhập trong 3 năm từ 2010 đến 2012, thì Agribank chi nhánh Vũng Tàu vẫn thể hiện được khả năng quản lý chi phí tương đối so với mặt bằng chung các ngân hàng, đảm bảo thu nhập bù đắp đủ chi phí và tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2012, mặc dù chịu sự tác động lớn do tình hình kinh tế khó khăn nhưng tỷ lệ chi phí/ thu nhập của chi nhánh đạt mức khá hơn so với bình quân các ngân hàng trên địa bàn, điều này phần nào thể hiện năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.6: Biểu so sánh tỷ lệ chi phí/ thu nhập của các ngân hàng trên địa bàn
Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 Agribank BRVT 83,04 80,53 84,73 Vietinbank BRVT 82,34 86,04 97,12 Maritimebank BRVT 84,32 80,02 79,24 Eximbank BRVT 88,85 94,85 98,11 Agribank Vũng Tàu 89,26 87,14 80,02
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh BRVT [5]
- Năng suất lao động tăng qua từng năm là minh chứng cụ thể cho hiệu quả hoạt động của chi nhánh, chương trình IPCAS được đưa vào vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh tăng năng suất lao động một cách rõ rệt, với công nghệ tiên tiến hạch toán tựđộng và kết nối trực tuyến trong toàn hệ thống giúp tiết giảm tối đa thời gian và chi phí hoạt động.
2.3.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của chi nhánh đều đạt mức trên 1% trong các năm (trừ năm 2009), và liên tục tăng từ năm 2010 trở lại đây, cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ 2,2%. Năm 2012 được xem là năm khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn đạt được mức lợi nhuận cao, phản ánh chất lượng của công tác quản lý tài sản tại chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang dần đem lại hiệu quả, năng lực tài chính của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng vững mạnh.
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt thể hiện ở tỷ lệ chi phí/ thu nhập giảm so với cùng kỳ năm 2012; lợi nhuận trên tổng tài sản đạt được 1,3%, tính bình quân cho cả năm là 2,6% có tăng so với 2012, tuy nhiên đây chỉ là số liệu tương đối vì vẫn còn nhiều khoản chi phí chưa phát sinh trong nửa năm còn lại.
2.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 3% và ngày càng giảm dần theo từng năm thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của chi nhánh. So với toàn hệ thống Agribank và các TCTD khác trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Vũng Tàu ở mức thấpkể cả trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng (năm 2012, nợ xấu bình quân của hệ thống là 5,68%; của bình quân các TCTD trên địa bàn là 3,25%). Chất lượng tín dụng tốt là yếu tố quan trọng để chi nhánh bảo đảm được thu nhập, giảm chi phí xử lý nợ rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sử dụng vốn hàng năm đều trên 90%; tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên tăng dần từng năm cho thấy sự tăng trưởng của các nguồn thu được duy trì tốt so với mức tăng của chi phí. Những chỉ tiêu này thể hiệnchính sách quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh và tình hình kinh tế vẫn chưa
được phục hồi; thể hiện qua số liệu nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng, chênh lệch lãi suất bình quân ngày càng bị thu hẹp dần, ảnh hưởng không nhỏđến mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh. Do đó để Agribank chi nhánh Vũng Tàu thực sự đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, cần phải có sựđánh giá tác động của các nhân tố vào hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra giải pháp phát triển phù hợp cho chi nhánh.
2.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 2.4.1. Chi phí
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của chi nhánh là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay.Do lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh được tạo ra từ chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí trả lãi, nên bất cứ sự thay đổi chi phí trả lãi đều ảnh hưởng rất lớn đến mức lợi nhuận của chi nhánh.
Chi phí lãi tăng thể hiện ở tỷ lệ chi cho huy động vốn trong tổng chi phí tăng theo từng năm (số liệu tại bảng 2.7). Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thêm nữa là sự phát triển của các kênh đầu tư khác với lợi nhuận hấp dẫn hơn như bất động sản hay vàng trong một thời gian dài đã chi phối quyết định đầu tư của khách hàng làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.Do đó để duy trì và phát triển nguồn vốn hiện có buộc chi nhánh phải huy động vốn với mức lãi suất cao, đảm