Khả năng ứng dụng công nghệ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống.
Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. [17]
1.4.2.4. Trình độ, chất lượng người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư; và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngân hàng luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới. [17]
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
1.4.2.1. Tình hình kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của
các NHTM như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển… Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, năng lực quản lý… Trong khi thực tế hiện nay các NHTM Việt Nam còn yếu về nhiều mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực.
Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới nhất là các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. [17]
1.4.2.2. Sự cạnh tranh trong khu vực tài chính ngân hàng
Trong những năm qua, hoạt động của khu vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng đã làm mất tính độc quyền của hệ thống ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Tác động của áp lực cạnh tranh làm gia tăng chi phí vốn cho các ngân hàng do nguồn vốn ngày càng khan hiếm và sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản...đã khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Hơn nữa, do sức ép từ sự gia tăng trong chi phí vốn buộc các ngân hàng phải mở rộng tín dụng nhằm thu được lợi nhuận để bù đắp khoản chi phí bỏ ra, trong khi thị phần hoạt động ngày càng bị chia sẻ dẫn đến một số ngân hàng phải
hạ chuẩn chất lượng tín dụng để thu hút khách hàng. Do đó, hoạt động của ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu gia tăng dẫn đến mất khả năng thanh khoản.
Hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng cao và mức độ ngày càng phức tạp. Môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt đã làm nảy sinh những kiểucạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động của khối ngân hàng đồng thời gia tăng nguy cơ gây hại cho nền kinh tế.
Thách thức của áp lực cạnh tranh cũng tác động sâu sắc, mạnh mẽ lên các ngân hàng nhỏ, để tồn tại và sống sót buộc các ngân hàng nhỏ phải thay đổi cấu trúc hoạt động, trở thành đối tượng mua bán của các ngân hàng lớn hoặc tự các ngân hàng nhỏ hợp nhất với nhau nhằm nâng cao quy mô hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh cũng là một động lực tốt để từng ngân hàng ngày càng hoàn thiện trong hoạt động hơn.Vì để có thể đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì bản thân từng ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, phải tìm cách đa dạng sản phẩm dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhằmnâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. [17]
1.4.2.3. Chính sách quản lýkinh tế vĩ mô
Để có thể thực hiện được mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, chính phủ sử dụng các công cụ khác nhau của chính sách tiền tệ, các quy định về quản lý đối với các NHTM, những chính sách này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Cụ thể:
-Quy định về dự trữ bắt buộc: việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương mại, tạo ra những thay đổi trong khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với quy mô nguồn vốn khả dụng để cho vay của NHTM sẽ giảm, mặt khác các ngân hàng lại phải tốn nhiều chi phí để duy trì tỷ
lệ dự trữ này.Vì thế, việc tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thường gặp phải những phản ứng gay gắt của các ngân hàng. Hiệu quả của chính sách này thường làm cho các NHTM chống lại bằng cách kéo dãn khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ra hoặc đẩy lãi suất cho vay lên để bù đắp chi phí bỏ ra khi phải duy trì một tỷ lệ vốn ở Ngân hàng trung ương mà không thu được lợi nhuận.
Ngoài dự trữ bắt buộc, NHTM còn phải lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động. Để bảo đảm an toàn, NHTM còn phải duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định, bao gồm: khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay và trung dài hạn, tỷ lệ tối đa dự nợ cho vay so với số dư tiền gửi… Những quy định này đòi hỏi các NHTM phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn để cấp tín dụng, điều chỉnh chi phí hoạt động nhằm đạt được mức lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Chính sách quản lý lãi suất:
Ngân hàng trung ương đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay, lãi suất huy động để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó sẽ ảnh hưởng tới quy mô vốn trong nền kinh tế và Ngân hàng trung ương có thể đạt được mục tiêu quản lý mức cung tiền của mình. Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM, dễ làm cho các NHTM rơi vào thế bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình.Hơn nữa, sự thay đổi nàycòn dễ dẫn tới khả năng các NHTM gặp phải các loại rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất.
- Chính sách chiết khấu:
Ngân hàng Trung ương cho các NHTM vay bằng cách chiết khấu, tái chiết khấn các loại giấy tờ có giá với mục đích cung cấp vốn cho nền kinh tế, cũng có nghĩa là thực hiện việc cung ứng tiền vào lưu thông thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, cứu nguy cho hệ thống NHTM nhằm đáp ứng những thiếu hụt tạm
thời trong nhu cầu vốn, giúp các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn và duy trì được hoạt động kinh doanh. [2]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dựa trên cơ sở lý luận về NHTM, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về hoạt động cơ bản của một ngân hàng, mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nó.
Từ sự phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng cân xây dựng cho mình một chiến lươc kinh doanh phù hợp để có thể đứng vững trước môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, những tác động của điều kiện kinh tế xã hội đến hoạt động ngân hàng; chú trọng hơn nữa đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì được mục tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược hoạt động cụ thể phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng ngân hàng, thế mạnh hiện có và những hạn chế khó khăn đang gặp phải, hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đang chịu tác động chủ yếu từ những yếu tố nào, từ đó mới triển khai được phương pháp quản lý hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU
2.1.1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Rịa - Vũng Tàu
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản…
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2012 của tỉnh bình quân 17,78%, GDP bình quân đầu người năm 2012 là: 5.892 USD.Giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt năm 2012 tăng 6,2%. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2012 tăng 23,3%; doanh thu dịch vụ tăng 13,84%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.201 triệu USD, tăng 23,07%.Mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2016: GDP tăng trưởng bình quân 14%/năm, GDP bình quân đầu người: 11.500 USD.
Tổng dân số là 1.012.000 người, nam giới chiếm 49,99%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60%.Tỷ lệ người lao động trong các ngành nghề như sau: dầu khí và khai thác mỏ 15%; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn 12%; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản: 21%; may mặc, giày da: 20% còn lại là các ngành nghề khác.
Với các đặc điểm về kinh tế xã hội nổi bật, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đặc biệt là thành phố Vũng Tàu, là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều tổ chức tín dụng tập trung đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. [16]
2.1.1.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn
Tính đến 30/06/2013, tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn là 46 đơn vị, bao gồm: 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 08 Chi nhánh NHTM nhà nước, 28chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 01 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 07 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
- Tổng số điểm giao dịch: 92; số thẻ ATM phát hành: 349.200 thẻ; số máy ATM: 285; số máy Pos: 743
- Tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 63.300 tỷđồng, tăng 14,7% so với đầu năm; trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 43.194 tỷ động, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động và duy trì mức tăng trưởng khá, tăng 26,5%.
- Doanh số cấp tín dụng đạt 31.000 tỷđồng tăng 8,62% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tếđạt 28.600 tỷ đồng, tăng 2,58% so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu chiếm 1.114 tỷ đồng, tỷ lệ 3,8%, tăng thêm 0,55% so với đầu năm.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, để duy trì sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tùy theo thế mạnh và định hướng phát triển của từng đơn vị đã tích cực chủ độngđưa ra nhiều chương trình hấp dẫn nhằm lôi cuốn khách hàng.Các ngân hàng thương mại nhà nước với ưu thế về tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động và thương hiệu vẫn đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần vốn huy động và cho vay trên địa bàn. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần với sự phát triển năng động, sản phẩm đa dạng và bắt kịp nhu cầu của khách hàng cũng đã chiếm được một thị phần cho riêng mình. [5]
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu
2.1.2.1. Sơ lược về Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là Agribank.
Từ khi thành lập đến nay, Agribank mang rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất
nước.Hơn 20 năm lịch sử đã qua với nhiều thăng trầm và sự kiện đáng ghi nhớ Agribankđã dần khẳng định được vị thế của mình và trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Đến thời điểm 31/12/2012, Agribank có hơn 2.300 điểm giao dịch trên khắp cả nước, và một chi nhánh tại Campuchia.
2.1.2.2. Sự ra đời và phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Vũng Tàu, viết tắt là Agribank chi nhánh Vũng Tàu được thành lập vào tháng 11/1994 là Chi nhánh cấp II, trực thuộc Agribankchi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến tháng 9/2007 AgribankViệt Nam đã điều chỉnh Agribankchi nhánhVũng Tàu thành chi