Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của chi nhánh đều đạt mức trên 1% trong các năm (trừ năm 2009), và liên tục tăng từ năm 2010 trở lại đây, cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ 2,2%. Năm 2012 được xem là năm khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn đạt được mức lợi nhuận cao, phản ánh chất lượng của công tác quản lý tài sản tại chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang dần đem lại hiệu quả, năng lực tài chính của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng vững mạnh.
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt thể hiện ở tỷ lệ chi phí/ thu nhập giảm so với cùng kỳ năm 2012; lợi nhuận trên tổng tài sản đạt được 1,3%, tính bình quân cho cả năm là 2,6% có tăng so với 2012, tuy nhiên đây chỉ là số liệu tương đối vì vẫn còn nhiều khoản chi phí chưa phát sinh trong nửa năm còn lại.
2.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 3% và ngày càng giảm dần theo từng năm thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của chi nhánh. So với toàn hệ thống Agribank và các TCTD khác trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Vũng Tàu ở mức thấpkể cả trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng (năm 2012, nợ xấu bình quân của hệ thống là 5,68%; của bình quân các TCTD trên địa bàn là 3,25%). Chất lượng tín dụng tốt là yếu tố quan trọng để chi nhánh bảo đảm được thu nhập, giảm chi phí xử lý nợ rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sử dụng vốn hàng năm đều trên 90%; tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên tăng dần từng năm cho thấy sự tăng trưởng của các nguồn thu được duy trì tốt so với mức tăng của chi phí. Những chỉ tiêu này thể hiệnchính sách quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu ngày càng có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh và tình hình kinh tế vẫn chưa
được phục hồi; thể hiện qua số liệu nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng, chênh lệch lãi suất bình quân ngày càng bị thu hẹp dần, ảnh hưởng không nhỏđến mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh. Do đó để Agribank chi nhánh Vũng Tàu thực sự đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, cần phải có sựđánh giá tác động của các nhân tố vào hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra giải pháp phát triển phù hợp cho chi nhánh.
2.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 2.4.1. Chi phí
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của chi nhánh là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay.Do lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh được tạo ra từ chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí trả lãi, nên bất cứ sự thay đổi chi phí trả lãi đều ảnh hưởng rất lớn đến mức lợi nhuận của chi nhánh.
Chi phí lãi tăng thể hiện ở tỷ lệ chi cho huy động vốn trong tổng chi phí tăng theo từng năm (số liệu tại bảng 2.7). Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thêm nữa là sự phát triển của các kênh đầu tư khác với lợi nhuận hấp dẫn hơn như bất động sản hay vàng trong một thời gian dài đã chi phối quyết định đầu tư của khách hàng làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.Do đó để duy trì và phát triển nguồn vốn hiện có buộc chi nhánh phải huy động vốn với mức lãi suất cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Chi phí trả lãi ngày càng tăng trong khi thu nhập từ lãi giảm do mặt bằng lãi suất giảm, Agribank hạ lãi suất điều hòa vốn xuống quá thấp (chênh lệch 2% so
với lãi suất đầu vào) và lãi suất cho vay theo yêu cầu của NHNN giảm nhanh hơn tốc độ giảm lãi suất huy động. Chênh lệch lãi suất bị thu hẹp dần, giảm mạnh năm 2011, tiếp tục giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013(theo như số liệu bảng 2.5)tác động trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh.
Bên cạnh đó, thì những chi phí ngoài lãi như chi phí cho nhân viên, chi quản lý, chi tài sản, chi dự phòng cũng là những khoản chi lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Do quy mô chi nhánh ngày càng mở rộng kéo theo chi phí cho nhân viên, chi quản lý, mua sắm và khấu hao tài tài sản cũng tăng tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh (số liệu bảng 2.7).
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, duy trì được mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đòi hỏi chi nhánh phải có chính sách quản lý chi phí khoa học, hợp lý; chủđộng tiết giảm những khoản chi không thật cần thiết, thực hiện tiết kiệm trong chi quản lý và mua sắm tài sản nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, các hoạt động về quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu, khơi tăng nguồn vốn huy động cũng là một khoản chi phí đáng kể trong tổng chi phí.
Bảng 2.7: Một số khoản chiphí lớn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Vũng Tàu ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 6/2013 Tổng Chi Phí 103.217 168.574 191.303 275.465 262.693 125.057
Trong đó tỷ lệ của các khoản chi (%)
- Chi huy động vốn 74,03 69,56 74,62 75,55 80,46 80,25 - Chi hoạt động dịch vụ 0,64 0,52 0,48 2,02 0,67 0,62 - Chi phí cho nhân viên 5,98 3,94 5,24 5,11 6,59 6,99 - Chi phí quản lý 6,84 3,25 5,85 4,89 4,53 4,97 - Chi về tài sản 7,65 6,31 5,99 4,61 5,29 5,32 - Chi dự phòng 3,89 14,89 5,88 6,28 1,26 0,41