Chú trọng mở rộng cho vayđối với lĩnh vựcnông nghiệp nông thôn hiện đang là thế mạnh của Agribank, khai thác tối đa thị phầncho vay các ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thương mại dịch vụ, hạn chế đầu tư vào những khu vực có nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, cho vay góp vốn.
Tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tiếp tục củng cố lượng khách hàng làdoanh nghiệp vừa và nhỏ. Tích cực thiết lập quan hệ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, qua đó thực hiện tiếp thị cho vay tiêu dùng đối với bộ phận cán bộ nhân viên có nhu cầu.
Cần có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng vay truyền thống, trả nợ tốt nhằm củng cố quan hệ lâu dài, tạo sự gắn kết với ngân hàng. Đối với khách hàng tiềm năng, có thể thực hiện miễn giảm phí nếu khách hàng vay vốn đồng thời sử dụng dịch vụ thông qua tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm tạo sự cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.
Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn: cơ cấu, xác định lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng; xem xét miễn giảm lãi tiền vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn có thể tiếp tục duy trì hoạt động, tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng; thực hiện cho vay bổ sung để khách hàng tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, tiếp tục đầu tư và hoàn thiện dự án.
Cán bộ tín dụng cần tích cực hơn trong công tác tìm kiếm khách hàng, tránh tình trạng thụ động ngồi chờ khách hàng khi có nhu cầu tự tìm đến ngân hàng. Đặt ra kế hoạch về dư nợ cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng,đồng thời có chế độ khen thưởng cụ thể đối với cán bộ có mức tăng trưởng dư nợ tốt và tỷ lệ nợ xấu thấp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc, tích cực hơn trong công tác cho vay.
- Về chất lượng tín dụng
Phải thực hiện tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, cán bộ tín dụng không được hạ chuẩn tín dụng để cho vay, không được linh hoạt
trong việc định giá tài sản bảo đảm; thẩm định hồ sơ cho vay đầy đủ theo từng bước, bảo đảm chặt chẽ và đúng quy định về các điều kiện cho vay.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng. Thực hiện kiểm tra thường xuyên về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Chi nhánh cần phải thường xuyên tập huấn, đào tạo kiến thức pháp luật trong hoạt động ngân hàng cho cán bộ làm công tác tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định hồ sơ, giải ngân vốn vay, nhận thế chấp tài sản đảm bảo…
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát trong công tác kiểm tra hoạt động cấp tín dụng. Cải tiến phương pháp kiểm tra tín dụng nhằm phát hiện ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm phát hiện sau kiểm tra.
- Công tác xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro
Tổ chức phân tích, đánh giá lại chất lượng, khả năng thu hồi các khoản nợ xấu để có biện pháp xử lý thu hồi nợ. Ban lãnh đạo phụ trách công tác tín dụng phải trực tiếp chỉ đạo xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ xấu một cách chi tiết, cụ thể đến từng khoản nợ xấu của chi nhánh.
Trong công tác xử lý nợ, lãnh đạo phòng, cán bộ cho vay và cán bộ quản lý nợ vay phải có sự hợp tác, hỗ trợ cho nhau, nghiêm túc thực hiện đầy đủ và đúng quy trình xử lý nợ.
Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ tín dụng có mức tăng trưởng dư nợ tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp, kết quả thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro đạt vượt kế hoạch đề ra nhằm khuyến khích, động viên cán bộ tích cực hơn trong công tác cho vay và xử lý hồi nợ.