Các cột mốc mang tính pháp lý trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 34)

Nguồn: Tran, 2010.

Hoặc các quy định về giới hạn tín dụng, đầu tư, sở hữu thuộc các văn bản hướng dẫn, quản lý của NHNN như Thông tư 36 (và thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 sửa đổi Thông tư 36), Thông tư 02...là những căn cứ pháp lý quan trọng điều tiết hoạt động, qua đó tác động hiệu quả của NHTM.

Năm Cột mốc

1991 Cho phép NHTM nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam 1996 Tự do hóa huy động tiền gửi bằng Đồng Việt Nam

1997 Thông qua Luật NHNN và Luật các TCTD 2001 Tự do hóa tỷ giá hối đoái

2004 Sửa đổi Luật các TCTD

2005 Giới thiệu về các yêu cầu vốn, thanh khoản, quy trình giám sát (theo Basel I & Basel II)

Như vậy, có thể thấy, thông qua việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật kiểm soát rủi ro hoặc khuyến khích các hoạt động mà cơ quan quản lý hướng tới bằng các văn bản hành chính, các quy định pháp lý làm cho hoạt động của NHTM hiệu quả và an toàn hơn.

1.3.2.3. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Trong bối cảnh thị trường sản phẩm của các NHTM đa đạng nhưng có sự tương đồng cao như hiện nay, cạnh tranh là một trong những yếu tố ngoại sinh then chốt ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của một NHTM. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả thường được các nhà kinh tế học xem xét trong cách tiếp cận cấu trúc (structural approach) dựa vào hình mẫu S (structure – cấu trúc) – C (conduct – thực hiện) và P (performance – hiệu quả). Theo đó, cấu trúc thị trường hoặc sự tập trung của các NHTM sẽ dẫn tới hành vi và hiệu quả của chính các NHTM đó (Heffernan, 2005, 495). Cụ thể hơn, hệ thống càng có sự cạnh tranh thì giá của sản phẩm càng thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận thấp hơn (Ruthenberg, 2006; Uddin và Suzuki, 2014). Do đó, cạnh tranh là sự thật khách quan mà không NHTM nào có thể bỏ qua trong việc quản lý hiệu quả hoạt động.

Cạnh tranh, hiểu theo nghĩa chung nhất là những hành động của các doanh nghiệp cố gắng đạt được sự thành công hơn những doanh nghiệp khác. Porter (1998) cho rằng vị trí tương đối của một công ty trong ngành công nghiệp của nó được quyết định bởi lợi nhuận của công ty nằm trên hay dưới mức trung bình ngành, và đạt được mức lợi tức trên trung bình trong thời gian dài là minh chứng của lợi thế cạnh tranh bền vững. Đồng thời, chỉ ra có hai lợi thế cạnh tranh để một công ty hướng tới: cạnh tranh về chi phí thấp nhất (lower cost) và cạnh tranh từ sự khác biệt (differentiation). Để đạt được mục tiêu dẫn đầu chi phí trong dài hạn thì ngay trong ngắn hạn, công ty cần có sự tập trung cắt giảm chi phí, đạt tới mức tối ưu trong sản xuất; còn nếu đi theo mục tiêu tạo sự khác biệt trong dài hạn, thì ngay trong ngắn hạn, cần có những cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc những cải tiến kỹ thuật, quy trình phi giá khác.

Hình 1.4 Lợi thế cạnh tranh của công ty

Nguồn: Porter (1998, 12)

Về cơ bản, hai lợi thế cạnh tranh này có nguồn gốc từ chiến lược marketing hỗn hợp, hay ngắn gọn là 4Ps (Price – Giá; Product – sản phẩm; Place – Kênh phân phối và Promotion – Chiêu thị) do McCarthy (1964) đề xuất. Theo nguyên tắc 4Ps, một công ty có thể phát triển chiến lược về giá hoặc các các chiến lược phi giá để tiếp cận thị trường mục tiêu tùy theo vị thế và nguồn lực của mỗi công ty (Kotler, 2000)

Cạnh tranh trong NHTM cũng vậy, cạnh tranh về giá vẫn được xem là tiêu chí đặt lên hàng đầu tại hệ thống ngân hàng của các nước tương đối kém phát triển như tại Đông Phi (Sanya và Gaertner, 2012), Uganda (Beck và Hesse, 2009)... Tuy nhiên, Ruckes (2004) cũng lưu ý rằng sự cạnh tranh về giá giữa các NHTM sẽ làm hạ các tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với lợi nhuận biên thấp sẽ làm hiệu quả hoạt động suy giảm. Đặc biệt, khi mà chi phí quản lý của các NHTM không chênh lệch nhau nhiều (thể hiện qua biên độ lãi suất ổn định) và đạt đến mức hòa vốn thì việc cắt giảm thêm chi phí nhân viên để hạ giá sản phẩm lại có thể khiến NHTM rơi vào “bẫy” rủi ro đạo đức (Claessens và Laeven, 2000). Do đó, cần chú ý tới tạo sự khác biệt để đạt được mức lợi nhuận cao hơn trung bình của ngành. Về cơ bản, chiến lược này là cạnh tranh phi giá bao gồm các yếu tố như cải tiến sản phẩm (Product); quảng cáo, khuyến mãi (Promotion) hoặc quy mô các chi nhánh, hỗ trợ bán hàng (Place). Và các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh chiến lược cạnh tranh phi

giá có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM như Aliata và ctg (2012) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chiêu thị (promotion) và hiệu quả hoạt động trên mẫu nghiên cứu 40 chi nhánh của Ngân hàng quốc gia Kenya; Fong và ctg (2014) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản phẩm mới lên lợi nhuận trên mẫu nghiên cứu sơ cấp tại 250 NHTM ở Malaysia.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nội dung chương 1 của Luận văn giới thiệu khung lý thuyết về NHTM, chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế. Luận văn cũng giới thiệu về khung đo lường hiệu quả của NHTM và xác định rõ Luận văn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo mô hình CAMELS mở rộng (tức là có xét thêm các yếu tố tác động khác trong thực tế). Luận văn tập trung lược khảo các nghiên cứu trước đây để tìm các lập luận chứng minh sự tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm đưa ra cơ sở đánh giá thực trạng trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK

2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đăk Lăk (Chi nhánh) được thành lập cùng thời gian với việc tách Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam ra khỏi hoạt động của NHNN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Khi mới thành lập, Chi nhánh tiếp nhận từ các chi nhánh, quỹ tiết kiệm của NHNN huyện, tỉnh Đăk Lăk với những khó khăn mang tính đặc thù riêng của địa bàn Tây Nguyên như các điểm giao dịch cách xa nhau trong khi đường giao thông liên huyện, liên xã khó khăn; cơ sở vật chất tại mỗi điểm giao dịch thô sơ, ứng dụng quản lý hoạt động còn lạc hậu chủ yếu phụ thuộc vào sức người trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tác nghiệp chưa cao và không đồng đều, thực hiện nghiệp vụ chủ yếu theo kinh nghiệm và kỹ năng thực tế... Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, cải tạo điều kiện làm việc theo phương châm từng bước tháo gỡ khó khăn, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã có những bước tiến nhanh và bền vững với những cột mốc đáng nhớ:

Về cơ cấu tổ chức (phụ lục 1), Chi nhánh thực hiện theo mô hình chung trên toàn hệ thống Agribank và cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động thực tế tại địa bàn. Cụ thể, Chi nhánh đang được phân cấp quản lý theo chiều ngang, các Phó giám đốc của Chi nhánh vừa quản lý các phòng chức năng tại chi nhánh tỉnh, vừa phụ trách, theo dõi chi nhánh loại 3 và PGD trực thuộc chi nhánh tỉnh theo phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc. Cách quản lý này có ưu điểm là thông tin được phản hồi nhanh chóng đến người có trách nhiệm trực tiếp (là các Phó giám đốc Chi nhánh) để giải quyết vấn đề nhanh nhất; tuy nhiên, việc kiêm nhiệm nhiều bộ phận theo bề ngang (mỗi phòng ban thuộc chi nhánh tỉnh và mỗi chi nhánh loại 3, PGD có những nghiệp vụ không giống nhau, dẫn đến cách thức quản lý không giống

nhau) làm hiệu quả chuyên môn đôi lúc giảm xuống do các đầu công việc phải được phê duyệt tập trung, gây mất thời gian và mất cơ hội đầu tư.

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK

2.2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đăk Lăk

2.2.1.1. Hoạt động nội bảng

Bảng 2.1 Cơ cấu hoạt động nội bảng tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 2014 2015 Tiền mặt 100.634 90.132 99.000 150.767 159.848 Hoạt động tín dụng 8.218.830 8.997.380 10.583.639 10.326.917 10.904.04 3 Tài sản cố định (đã trừ hao mòn) 74.068 85.022 71.086 63.772 55.305 Tài sản có khác 343.364 360.501 462.641 569.731 837.576 Tổng Tài sản 8.736.896 9.533.035 11.216.366 11.111.187 11.956.77 2 Các khoản phải trả 4.101.594 5.182.177 5.803.200 6.712.446 7.185.933 Tiền gửi của

khách hàng 3.823.502 4.879.115 5.385.561 6.318.309 6.808.349 Khoản phải trả khác 270.300 196.731 186.036 530 12.010 Vốn điều chuyển 4.365.002 4.154.127 5.227.130 4.399.271 4.758.829 Tổng Nguồn vốn 8.736.896 9.533.035 11.216.366 11.111.187 11.956.77 2 Thu nhập 1.986.236 1.888.630 1.747.482 1.491.337 1.386.689 Chi phí 1.874.045 1.712.927 1.567 1.368.832 1.236.356 Chênh lệch Thu- Chi 112.191 175.703 179.972 122.505 150.333

Bình quân tổng tài sản của Chi nhánh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 10.511 tỷ đồng, ở mức trung bình của toàn hệ thống Agribank, và đứng đầu hệ thống NHTM của tỉnh Đăk Lăk (phụ lục 2)

Trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh, hoạt động cho vay bình quân đạt 9.806 tỷ đồng, cao nhất toàn hệ thống NHTM trên địa bàn; chiếm tỷ trọng 93% tổng tài sản. Điều này cho thấy, tín dụng vẫn là hoạt động sử dụng vốn ổn định và chủ yếu tại Chi nhánh. Đặc biệt, không có các hoạt động đầu tư như mua chứng khoán của Chính phủ, TCTD khác và doanh nghiệp, nguyên nhân là do hoạt động này đã được Hội sở giao cho bộ phận nguồn vốn thực hiện. Vì thế, chủ yếu tài sản của Chi nhánh tập trung vào việc cấp tín dụng. Đi sâu vào phân tích dư nợ ( phụ lục 3), nếu xét theo thời hạn, cho vay ngắn hạn là chủ yếu, bình quân đạt 72% tổng cơ cấu cho vay, nguyên nhân là tình hình thực tế tại địa bàn, các khoản vay nhằm mục đích phục vụ sản xuất và kinh doanh nông nghiệp nông thôn như trồng trọt, kinh tế hộ nông thôn...nên nhu cầu thuộc về vốn ngắn hạn. Trong năm 2015, cơ cấu này có phần giảm xuống so với mức bình quân (chiếm 65%) do Chi nhánh tăng tỷ lệ cho vay trung hạn đáp ứng yêu cầu chiến lược của toàn hệ thống trong việc tăng cơ cấu bền vững của danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay dài hạn thấp, bình quân chỉ đạt 6.7% nhưng tình hình khách hàng trả nợ tốt, tất cả đều ở nhóm 1.

Về cơ cấu nợ phân theo ngành kinh tế, gần như không có cho vay bất động sản. Chi nhánh không đi theo xu hướng chung như những NHTM khác trên địa bàn để tăng trưởng lợi nhuận bởi vì lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao, nhất là với thị trường bất động sản chưa sôi động như địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Điều này mang tới sự an toàn vốn trong hoạt động của Chi nhánh (theo Thông tư 36, các khoản cho vay bất động sản có hệ số rủi ro 100%, nếu cơ cấu dư nợ có quá nhiều khoản này sẽ làm “phóng đại” mẫu số tính CAR, CAR giảm, gây bất ổn an toàn vốn cho Chi nhánh).

Về cơ cấu nợ phân theo ngành kinh tế, cho vay ngành nông nghiệp chưa vượt trội so với dịch vụ và tiêu dùng. Mặc dù cơ cấu xoay quanh ba trụ cột này là khá bền vững do tập trung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh nói chung, nhưng Chi nhánh chưa tận dụng được lợi thế so sánh về thương hiệu để phát triển mảng

cho vay nông nghiệp, nhất là với địa bàn lấy nông nghiệp làm động lực phát triển như Đăk Lăk. Ngoài ra, một ngành chưa phát triển được là xuất nhập khẩu, dư nợ cho vay của ngành này cả giai đoạn 2011 – 2015 chỉ đạt 173 tỷ đồng, tương đương 1.84%/ Tổng dư nợ, còn quá khiêm tốn so với mục tiêu của tỉnh Đăk Lăk đạt kim ngạch xuất khẩu 380 triệu USD vào năm 2010 và 600 triệu USD vào năm 2015 theo Quyết định 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng (Quyết định 87)

Về cơ cấu nợ phân theo hình thức bảo đảm, dư nợ có TSBĐ bình quân ổn định ở mức 86% là phù hợp với hạn mức của Hội sở, trong đó, theo dõi ngoại bảng giá trị quyền sử dụng đất bình quân đạt gần 300% dư nợ có TSBĐ, điều này làm giảm rủi ro thu hồi vốn trong trường hợp khoản nợ rơi vào nhóm nợ xấu phải thanh lý TSBĐ.

Về nợ xấu tại Chi nhánh, Cơ cấu nhóm nợ (phụ lục 3) cho thấy nợ xấu được kiểm soát trong phạm vi quy định của NHNN, bình quân cả giai đoạn này là 2,58%.

Bảng 2.2 Xử lý nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Trích lập DPRR 96.516 116.079 134.386 115.125 60.763 Dư nợ đã XLRR 239.249 313.976 341.495 354.262 324.053 Nợ khó đòi (ngoại bảng) 269.006 338.316 357.446 369.707 335.935 Thu nợ XLRR 85.467 69.001 78.219 65.593 61.705

Nguồn: Báo cáo xử lý nợ xấu tại Chi nhánh

Điều đáng lưu ý là trong năm 2011, nợ xấu tăng đáng kể lên mức 3,11%, có nguyên nhân từ việc phân loại lại nợ theo quy định của NHNN. Cụ thể, NHNN ban hành văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng nhằm đánh giá rủi ro của các khoản nợ tại NHTM. Tiếp sau đó, Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ theo quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank theo công văn 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 và văn bản 475/QĐ-NHNo-XLRR ngày 20/04/2015, đưa những khoản nợ có lãi dự thu lớn hơn 24 tháng, những khoản nợ đánh giá thực tế gặp khó khăn thanh khoản...lên

nhóm nợ cao hơn. Kết quả là trong năm 2014, một loạt khoản nợ được đánh giá lại đã đẩy nợ xấu cao hơn mức bình quân, tới cuối năm 2015, Chi nhánh đã trích lập và xử lý, đưa nhóm nợ xấu về mức dưới 3%.

Tình hình kiểm soát nợ xấu cũng được Chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Cụ thể, công tác trích lập dự phòng rủi ro bình quân gần 420 tỷ đồng/năm, bao gồm dự phòng cụ thể cho các khoản nợ xấu và dự phòng chung cho nợ nhóm 1 đến nhóm 4, tuân thủ theo quy định của NHNN. Sau khi trích lập để xử lý nợ xấu, Chi nhánh tiếp tục theo dõi để thu nợ và kết quả đạt được cũng rất khả quan, trong đó thu nợ xử lý rủi ro bình quân đạt 72 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý là từ cuối năm 2014, Chi nhánh đã có những khoản bán nợ cho VAMC. Khoản thu từ bán nợ cho VAMC năm 2014 và 2015 lần lượt là 156 và 527 tỷ đồng, phần nào giúp Chi nhánh giải quyết được nợ tồn đọng, cơ cấu lại bảng cân đối kế toán, xoay vòng vốn tái đầu tư cho khoản vay khác. Kết quả là so với các NHTM khác trên cùng địa bàn, mức nợ xấu của Chi nhánh cao hơn mức trung bình là 2,46%

Hình 2.1 Nợ xấu bình quân 2011 - 2015 của các NHTM trên địa bàn Đăk Lăk

Nguồn: Tác giả tổng hợp Báo cáo giám sát từ xa NHNN tỉnh Đăk Lăk

Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, tỷ lệ vốn huy động từ khách hàng tương đương với vốn điều chuyển từ Hội sở về, tỷ lệ này mới tăng lên khoảng 60%

trong thời gian gần đây vào năm 2014 – 2015, chứng tỏ công tác tự cân đối nguồn tại chỗ của Chi nhánh còn nhiều khó khăn.

Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, nếu phân theo loại hình ( phụ lục 4), nguồn tiền chủ yếu được huy động từ khu vực dân cư trong khi các tổ chức kinh tế chiếm tỉ lệ thấp, bình quân 13%. Kết hợp với số lượng khách hàng là tổ chức vay tại Chi nhánh cũng có tỷ lệ thấp (như đã phân tích ở trên) có thể thấy thực trạng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)