Hạn chế về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 63 - 65)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

2.3.2. Hạn chế về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tuy hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh có những mặt đạt được như đã phân tích phía trên nhưng cũng có không ít mặt hạn chế do tác động tổng hợp của những điều kiện bên ngoài và bên trong, cụ thể như sau:

- Về hoạt động huy động vốn, bình quân nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chiếm 50% cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh, điều này chứng tỏ công tác huy động vốn từ người gửi tiền, tự cân đối nguồn vốn tại chỗ của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Hạn chế này vừa ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh thông qua việc tăng chi trả lãi vốn điều hòa, vừa ảnh hưởng gián tiếp tới thông qua việc hạn chế khách hàng tiếp cận vốn khi lãi suất cho vay phải nâng lên theo lãi suất đầu vào, qua đó làm giảm độ sẵn lòng tiếp cận vốn của khách hàng.

- Về hoạt động tài sản, cơ cấu tài sản phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng nên các khoản thu nhập từ tín dụng chi phối lợi nhuận của Chi nhánh. Bình

quân các khoản thu nhập từ tín dụng chiếm tới 97% tổng thu nhập. Ở chiều ngược lại, thu nhập từ thu phí dịch vụ tuy đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng do Hội sở giao nhưng tỷ trọng còn rất thấp so với tín dụng, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 chỉ chiếm 2,6% tổng thu nhập. Điều này dẫn tới hai mối đe dọa tiềm tàng trong hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh là i) danh mục tài sản có độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (SMR) bình quân -6,55%, điều này cho thấy Chi nhánh chịu rủi ro lãi suất lớn và sự biến động lãi suất ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh lời của Chi nhánh; ii) chịu sức ép lớn từ các NHTM khác trên địa bàn khi không có sự đa dạng hóa nguồn thu nhập, không thực hiện được chiến lược dẫn đầu về sản phẩm tại địa bàn, về lâu dài, đe dọa tới vị trí dẫn đầu thị phần của Chi nhánh.

- Về nợ xấu, nợ xấu trong giai đoạn 2011 – 2015 tuy được kiểm soát dưới 3% nhưng có tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng tới chất lượng quản lý nợ tại Chi nhánh

- Về vận hành hoạt động theo mô hình CAMELS, Chi nhánh vẫn còn nhiều mặt hạn chế ở các chỉ tiêu:

+ Khả năng sinh lời ROA và NIM đều ở mức bình quân so với các NHTM khác trên cùng địa bàn trong khi Chi nhánh luôn dẫn đầu thị phần trong suốt giai đoạn 2011 – 2015, điều này cho thấy khả năng sinh lời chưa đạt được như kỳ vọng.

+ Các chỉ tiêu về thanh khoản như tỷ lệ tài sản thanh khoản/ nợ phải trả; tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tiền gửi đều chưa đạt so với tỷ lệ quản lý an toàn của NHNN.

+ Các chỉ tiêu quản lý phi tài chính như hệ thống văn bản hỗ trợ hoạt động vẫn còn khiếm khuyết, chưa đi sát với thực tiễn hoạt động; hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy được tính khách quan, độc lập khi cơ cấu nhân sự của bộ phận này vẫn chịu sự chi phối của Chi nhánh, dẫn tới hạn chế trong các báo cáo kiểm soát, ảnh hưởng tới chất lượng quản lý hoạt động tại Chi nhánh.

- Về chất lượng nguồn nhân lực chưa cao khi vẫn còn tình trạng bố trí công việc chưa phù hợp năng lực chuyên môn và chất lượng nhân sự chưa đồng đều, đặc biệt thiếu nguồn nhân lực am hiểu các hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tạo thế mạnh trong việc tư vấn, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất

kinh doanh, làm giảm sức cạnh tranh, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)