QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 40)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đăk Lăk (Chi nhánh) được thành lập cùng thời gian với việc tách Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam ra khỏi hoạt động của NHNN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Khi mới thành lập, Chi nhánh tiếp nhận từ các chi nhánh, quỹ tiết kiệm của NHNN huyện, tỉnh Đăk Lăk với những khó khăn mang tính đặc thù riêng của địa bàn Tây Nguyên như các điểm giao dịch cách xa nhau trong khi đường giao thông liên huyện, liên xã khó khăn; cơ sở vật chất tại mỗi điểm giao dịch thô sơ, ứng dụng quản lý hoạt động còn lạc hậu chủ yếu phụ thuộc vào sức người trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tác nghiệp chưa cao và không đồng đều, thực hiện nghiệp vụ chủ yếu theo kinh nghiệm và kỹ năng thực tế... Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, cải tạo điều kiện làm việc theo phương châm từng bước tháo gỡ khó khăn, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã có những bước tiến nhanh và bền vững với những cột mốc đáng nhớ:

Về cơ cấu tổ chức (phụ lục 1), Chi nhánh thực hiện theo mô hình chung trên toàn hệ thống Agribank và cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động thực tế tại địa bàn. Cụ thể, Chi nhánh đang được phân cấp quản lý theo chiều ngang, các Phó giám đốc của Chi nhánh vừa quản lý các phòng chức năng tại chi nhánh tỉnh, vừa phụ trách, theo dõi chi nhánh loại 3 và PGD trực thuộc chi nhánh tỉnh theo phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc. Cách quản lý này có ưu điểm là thông tin được phản hồi nhanh chóng đến người có trách nhiệm trực tiếp (là các Phó giám đốc Chi nhánh) để giải quyết vấn đề nhanh nhất; tuy nhiên, việc kiêm nhiệm nhiều bộ phận theo bề ngang (mỗi phòng ban thuộc chi nhánh tỉnh và mỗi chi nhánh loại 3, PGD có những nghiệp vụ không giống nhau, dẫn đến cách thức quản lý không giống

nhau) làm hiệu quả chuyên môn đôi lúc giảm xuống do các đầu công việc phải được phê duyệt tập trung, gây mất thời gian và mất cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)