Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 39)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

1.3.2.3. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Trong bối cảnh thị trường sản phẩm của các NHTM đa đạng nhưng có sự tương đồng cao như hiện nay, cạnh tranh là một trong những yếu tố ngoại sinh then chốt ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của một NHTM. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả thường được các nhà kinh tế học xem xét trong cách tiếp cận cấu trúc (structural approach) dựa vào hình mẫu S (structure – cấu trúc) – C (conduct – thực hiện) và P (performance – hiệu quả). Theo đó, cấu trúc thị trường hoặc sự tập trung của các NHTM sẽ dẫn tới hành vi và hiệu quả của chính các NHTM đó (Heffernan, 2005, 495). Cụ thể hơn, hệ thống càng có sự cạnh tranh thì giá của sản phẩm càng thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận thấp hơn (Ruthenberg, 2006; Uddin và Suzuki, 2014). Do đó, cạnh tranh là sự thật khách quan mà không NHTM nào có thể bỏ qua trong việc quản lý hiệu quả hoạt động.

Cạnh tranh, hiểu theo nghĩa chung nhất là những hành động của các doanh nghiệp cố gắng đạt được sự thành công hơn những doanh nghiệp khác. Porter (1998) cho rằng vị trí tương đối của một công ty trong ngành công nghiệp của nó được quyết định bởi lợi nhuận của công ty nằm trên hay dưới mức trung bình ngành, và đạt được mức lợi tức trên trung bình trong thời gian dài là minh chứng của lợi thế cạnh tranh bền vững. Đồng thời, chỉ ra có hai lợi thế cạnh tranh để một công ty hướng tới: cạnh tranh về chi phí thấp nhất (lower cost) và cạnh tranh từ sự khác biệt (differentiation). Để đạt được mục tiêu dẫn đầu chi phí trong dài hạn thì ngay trong ngắn hạn, công ty cần có sự tập trung cắt giảm chi phí, đạt tới mức tối ưu trong sản xuất; còn nếu đi theo mục tiêu tạo sự khác biệt trong dài hạn, thì ngay trong ngắn hạn, cần có những cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc những cải tiến kỹ thuật, quy trình phi giá khác.

Hình 1.4 Lợi thế cạnh tranh của công ty

Nguồn: Porter (1998, 12)

Về cơ bản, hai lợi thế cạnh tranh này có nguồn gốc từ chiến lược marketing hỗn hợp, hay ngắn gọn là 4Ps (Price – Giá; Product – sản phẩm; Place – Kênh phân phối và Promotion – Chiêu thị) do McCarthy (1964) đề xuất. Theo nguyên tắc 4Ps, một công ty có thể phát triển chiến lược về giá hoặc các các chiến lược phi giá để tiếp cận thị trường mục tiêu tùy theo vị thế và nguồn lực của mỗi công ty (Kotler, 2000)

Cạnh tranh trong NHTM cũng vậy, cạnh tranh về giá vẫn được xem là tiêu chí đặt lên hàng đầu tại hệ thống ngân hàng của các nước tương đối kém phát triển như tại Đông Phi (Sanya và Gaertner, 2012), Uganda (Beck và Hesse, 2009)... Tuy nhiên, Ruckes (2004) cũng lưu ý rằng sự cạnh tranh về giá giữa các NHTM sẽ làm hạ các tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với lợi nhuận biên thấp sẽ làm hiệu quả hoạt động suy giảm. Đặc biệt, khi mà chi phí quản lý của các NHTM không chênh lệch nhau nhiều (thể hiện qua biên độ lãi suất ổn định) và đạt đến mức hòa vốn thì việc cắt giảm thêm chi phí nhân viên để hạ giá sản phẩm lại có thể khiến NHTM rơi vào “bẫy” rủi ro đạo đức (Claessens và Laeven, 2000). Do đó, cần chú ý tới tạo sự khác biệt để đạt được mức lợi nhuận cao hơn trung bình của ngành. Về cơ bản, chiến lược này là cạnh tranh phi giá bao gồm các yếu tố như cải tiến sản phẩm (Product); quảng cáo, khuyến mãi (Promotion) hoặc quy mô các chi nhánh, hỗ trợ bán hàng (Place). Và các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh chiến lược cạnh tranh phi

giá có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM như Aliata và ctg (2012) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chiêu thị (promotion) và hiệu quả hoạt động trên mẫu nghiên cứu 40 chi nhánh của Ngân hàng quốc gia Kenya; Fong và ctg (2014) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản phẩm mới lên lợi nhuận trên mẫu nghiên cứu sơ cấp tại 250 NHTM ở Malaysia.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nội dung chương 1 của Luận văn giới thiệu khung lý thuyết về NHTM, chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế. Luận văn cũng giới thiệu về khung đo lường hiệu quả của NHTM và xác định rõ Luận văn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo mô hình CAMELS mở rộng (tức là có xét thêm các yếu tố tác động khác trong thực tế). Luận văn tập trung lược khảo các nghiên cứu trước đây để tìm các lập luận chứng minh sự tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm đưa ra cơ sở đánh giá thực trạng trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)