Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 73)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

3.2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Huy động vốn thông qua các hình thức tiết kiệm truyền thống và hiện đại. Chủ động phát hành kỳ phiếu trung dài hạn với lãi suất ưu đãi để huy động được các nguồn vốn trung dài hạn và tạo điều kiện cho người gửi tiền có thể mua bán, chuyển nhượng bất cứ lúc nào khi kỳ phiếu chưa đến hạn. Áp dụng nhiều thể thức huy động hấp dẫn như tiền gửi góp, tiền gửi trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, tiết kiệm bậc thang, gửi một nơi rút nhiều nơi... Đồng thời phát triển các hình thức huy động vốn khác như tiền gửi thanh toán của trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà sách; dịch vụ giữ hộ, kiều hối, ATM, hoặc huy động vốn từ bên đền bù và bên được đền bù trong các dự án giải tỏa... Ngoài ra, Chi nhánh còn tập trung cải tiến các sản phẩm đang có. Đơn cử như sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho vùng nông thôn, nông dân cần có sự linh hoạt, mềm dẻo hơn, khách hàng có thể tích lũy từng khoản nhỏ với kỳ hạn tính theo tuần nhằm có lợi về lãi suất nhất, khuyến khích khách hàng tiết kiệm nhiều hơn để gửi tại Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cần duy trì chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực này bằng biện pháp huy động vốn thông

qua tổ liên kết sản xuất và vay vốn đã thực hiện rất tốt trong thời gian qua. Còn đối với khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, người dân có tích lũy nhưng không gửi tiền hưởng lãi suất mà đầu tư vào các kênh khác. Đối với đối tượng này, cần có những chính sách khuyến mãi mạnh để khuyến khích giao dịch gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)