Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 47 - 49)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

2.2.2.3. Công nghệ thông tin

Trước những năm 2008, khi còn sử dụng Foxpro, việc triển khai tác nghiệp rất vất vả, nhất là việc phải chuyển đổi hệ thống tài khoản để thực hiện quyết toán.

Tuy nhiên, từ sau 2008, hệ thống CNTT chuyển đổi thành IPCAS (Interbank Payment and Customer Accounting System) thì các vướng mắc của hệ thống cũ đã được giải quyết, cụ thể:

Thứ nhất, các nghiệp vụ được xử lý tập trung, đáp ứng được 2.000.000 giao dịch trực tuyến/ngày và hàng chục nghìn users cùng đăng nhập (Pham Thanh Tan, 2007) giúp Chi nhánh quản lý các giao dịch của khách hàng, lưu trữ chứng từ, xử lý số liệu và nhiều hoạt động đơn lẻ khác, tự động hoá theo hình thức giao dịch một cửa. Giao diện chương trình dễ thao tác, có cửa sổ hướng dẫn từng quy trình, hoạt động nhằm tránh sai sót tối đa khi tác nghiệp và giúp giảm thời gian tác nghiệp của nhân viên và thời gian chờ đợi của khách hàng.

Thứ hai, hệ thống này là đầu nối giúp phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng hiện đại như SMS banking, trả lương tự động, gửi tiết kiệm nhiều nơi rút nhiều nơi, chuyển tiền nhanh trong nước và chuyển kiều hối, thanh toán quốc tế; dịch vụ kết nối thanh toán trực tuyến với khách hàng…Điều này làm tăng giá trị dịch vụ của Chi nhánh, thu hút khách hàng tới giao dịch tại Chi nhánh.

Thứ ba, hệ thống có khả năng lưu trữ lượng lớn cơ sở dữ liệu tại Chi nhánh và có thể mở rộng được lượng lưu trữ, trong đó dữ liệu trực tuyến 17 Terabyte, dữ liệu MIS 20 Terabyte (Pham Thanh Tan, 2007). Đồng thời, việc truy xuất dữ liệu hiển thị theo ngày tháng giúp tiết kiệm thời gian nếu cần đối chiếu. Đặc biệt, hệ thống có phân khu riêng biệt để lưu trữ dự phòng (backup) nhằm tránh mất dữ liệu. Những điều này giúp Chi nhánh giảm được nguồn lực đáng kể trong công tác lưu trữ, hậu kiểm giao dịch và đối chiếu trong bất kỳ tình huống nào xảy ra.

Thứ tư, hệ thống tích hợp kênh trao đổi thông tin mạng nội bộ giữa các Chi nhánh, nhằm kết nối thông tin trực tuyến nhanh nhất trên toàn hệ thống. Nhờ đó, các trao đổi, hướng dẫn hoạt động tác nghiệp cho các nhân viên Chi nhánh với Phòng chức năng tại Chi nhánh tỉnh hay Hội sở đều có tính cập nhật, nhằm giảm tối đa thời gian xử lý hoạt động.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm hệ thống IPCAS chưa thực hiện được như IPCAS chưa thực sự ổn định và đồng bộ. Khi nhân viên tại Chi nhánh tác

nghiệp, vẫn có hiện tượng “treo máy” nếu phải xử lý nhiều cửa sổ, và việc khởi động lại chương trình vừa gây mất thời gian cho cả cán bộ tác nghiệp và khách hàng, vừa tạo áp lực giao dịch cho nhân viên. Các phân hệ trên IPCAS vẫn chưa được kết nối trọn vẹn, ví dụ, việc kiểm tra thông tin của khách hàng trên phân hệ tiền gửi và tiết kiệm phải thực hiện trên 02 cửa sổ, không kết nối chung theo mã khách hàng, làm việc truy xuất dữ liệu khó khăn. Hoặc việc kết nối thông tin chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng trên hệ thống còn chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)