Mở rộng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 80)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

3.2.5. Mở rộng dịch vụ

Thực trạng tại Chi nhánh cho thấy thu nhập từ dịch vụ chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của Chi nhánh, dẫn tới không đa dạng hóa được nguồn thu, suất sinh lời chưa đạt như kỳ vọng khi còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều hòa từ Hội sở. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh doanh ngân hàng hiện đại, các nghiệp vụ dịch vụ dần thay thế cho các hình thức kinh doanh tín dụng thì phát triển dịch vụ tại Chi nhánh là bước đi bắt buộc và có tính lâu dài, thu dịch vụ phải từng bước được nâng lên trong cơ cấu thu nhập. Theo đó, Chi nhánh cần có những bước đi cụ thể như sau:

- Xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng lĩnh vực. Ví dụ: ở thành phố Buôn Ma thuột là các dịch vụ tiện ích như thu hộ tiền điện, nước, cước dịch vụ viễn thông, học phí trường học; ở các huyện là các dịch vụ tư vấn nông nghiệp kết hợp sử dụng vốn vay nhằm mở rộng nguồn thu

- Tích cực bán chéo sản phẩm, qua đó triển khai rộng rãi các loại hình sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh tới khách hàng. Ví dụ: việc khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh và duy trì số dư để tiện thanh toán gốc lãi kèm theo các dịch vụ như Mobile banking, Internet banking, SMS banking, Topup...

- Tích cực thay đổi quan điểm phục vụ khách hàng, coi khách hàng là trung tâm, từ đó có những cải tiến, từng bước xây dựng và hoàn thiện theo thang đo SERVQUAL nhằm rút ngắn các khoảng cách giữa khách hàng và Chi nhánh. Trong đó, chú trọng tới các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ có thể đo được như độ tin cậy, tính đáp ứng, sự tín nhiệm, cảm giác an toàn và giao tiếp với khách hàng.

- Tích cực liên kết với các công ty, doanh nghiệp lớn trên địa bàn như các siêu thị, trung tâm mua sắm... để cung ứng được các dịch vụ thanh toán, tạo thành chuỗi liên kết thanh toán. Có thể nghiên cứu giảm, miễn phí để thu hút nhóm doanh

nghiệp này, mục đích để mở rộng thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của họ, tăng doanh thu trong hoạt động dịch vụ.

- Tăng cường quảng bá tại các diễn đàn đầu tư của tỉnh, các hội thảo khoa học, các chương trình sự kiện mà Chi nhánh tài trợ về các giải pháp thanh toán, tiện ích ngân hàng nhằm giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng của Chi nhánh biết và tiếp cận

- Có cơ chế đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời cho nhân viên của Chi nhánh trong việc tăng cường tiếp thị dịch vụ, phát triển dịch vụ bán chéo sản phẩm tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)