Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 74 - 76)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

3.2.3.1. Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng

Việc đa dạng hóa phương thức cấp tín dụng, phương thức trả nợ giúp khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất về phương án vay vốn và trả nợ. Đồng thời, đa dạng hóa hình thức còn giúp hạn chế tín dụng đen tại địa phương, phát triển mạnh các sản phẩm tín dụng mới như: cho vay lưu vụ, cho vay theo hạn mức tín dụng trung hạn...nhằm giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, quá trình phát triển kinh tế nông thôn không chỉ gắn với cây trồng, vật nuôi mà còn gắn với các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp (như cơ khí, chế tại máy, nông nghiệp kỹ thuật cao, vật tư nông nghiệp, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi...). Do đó, cần nghiên cứu mở rộng thông thoáng điều kiện vay vốn với các ngành hỗ trợ nông nghiệp, cơ khí sửa chữa; một mặt giúp Chi nhánh đa dạng hóa nguồn thu từ tín dụng, mặt khác giúp thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật tại địa phương.

3.2.3.2. Duy trì và mở rộng với đối tượng khách hàng tại nông thôn

Tiếp tục giữ vững và phát triển nhóm khách hàng truyền thống là hộ nông dân, khẳng định vị thế của Chi nhánh trong lĩnh vực này. Để thực hiện được mục tiêu này, Chi nhánh cần:

- Tận dụng tối đa các nguồn vốn ủy thác giá rẻ theo các chương trình phát triển nông thôn mà Chi nhánh đang thực hiện. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng được hưởng những nguồn vốn này, giữ uy tín với các đối tác nhằm duy trì và mở rộng các nguồn vốn ủy thác.

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi nông nghiệp nông thôn theo tinh thần của Nghị định 55 nhằm hạ lãi suất đối với các hộ sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tập trung cho các địa bàn trọng điểm được quy hoạch ngành nghề như vùng chuyên canh cà phê ở Buôn Ma Thuột, Cư M’gar; vùng trồng hồ tiêu như Huyện Buôn Đôn, v.v... Điều này giúp người dân tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng hơn.

- Quy luật mùa vụ quyết định việc sử dụng hiệu quả đồng vốn của nông dân. Do đó cần thiết kế các gói sản phẩm với các hình thức trả nợ linh hoạt hơn phù hợp với cây trồng, vật nuôi ở mỗi vùng sản xuất, tính toán để thời gian trả nợ đúng với vụ mùa và thời gian giải ngân vốn đúng với mùa vụ tiếp theo, nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng trả nợ đúng hạn và sử dụng vốn đúng mục đích. Hình thức vay lưu vụ là một trong những biện pháp thích hợp để giải quyết bài toán thiếu vốn tại nông thôn. Theo đó, nông dân chỉ cần trả hết lãi sau một chu kỳ sản xuất thì có thể được vay lại khoản tiền của chu kỳ trước mà không cần làm phương án vay cho món mới. Cách thức này giúp giảm bớt thủ tục hành chính và giúp nông dân gắn bó với Chi nhánh hơn.

- Cần lưu ý tới đặc thù của nông thôn là khả năng tiếp cận vốn của nông dân bị hạn chế do điều kiện hạ tầng giao thông còn chưa phát triển. Chi nhánh cần tận dụng mạng lưới chi nhánh, PGD tỏa khắp các huyện để tuyên truyền hình ảnh của Chi nhánh tới làng, xã trên địa bàn. Đồng thời cần đẩy mạnh các mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể địa phương trong việc tiếp cận với vùng cần dịch vụ ngân hàng.

- Để gia tăng tiện ích cho khách hàng vay nông nghiệp, bằng kinh nghiệm và sự am hiểu của Chi nhánh trong lĩnh vực này, Chi nhánh nên có sự liên kết với các hội nông dân, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh để vừa tìm đầu ra cho vốn vay thông qua các chương trình liên kết hoặc các quy hoạch nông nghiệp, vừa hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất.

3.2.3.3. Mở rộng nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực khác

Không chỉ gắn liền với thế mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, việc mở rộng cho vay các nhóm đối tượng khác cũng là điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo đa dạng hóa nguồn thu tại Chi nhánh. Trong đó, căn cứ vào thực tiễn của Chi nhánh, cần chú trọng tới hai nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm này hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực thuộc nông nghiệp. Cần chú trọng cho vay đối với loại doanh nghiệp này,

đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ, chế biến thủy sản...những ngành giúp tiêu thụ đầu ra cho người nông dân. Tập trung vốn để đảm bảo cung cấp vốn trung dài hạn phục vụ việc xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao giá trị chuỗi hàng hóa. Cách thực hiện là có cơ chế ưu đãi phí tín dụng kết hợp với các phương thức cho vay linh hoạt như cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn...nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm thủ tục vay, tiết kiệm chi phí khi tiếp cận vốn tại Chi nhánh

Đối với nhóm có hoạt động xuất nhập khẩu, Chi nhánh vừa phải đẩy mạnh công tác marketing vừa phải đi sâu vào chất lượng của cho vay xuất nhập khẩu. Một trong những vấn đề tiên quyết để cải tiến sản phẩm là vấn đề tỷ giá. Chi nhánh phải lấy từ nguồn Hội sở nên đầu ra tỷ giá còn cao, không cạnh tranh được với các NHTM khác. Hiện nay, cách giải quyết tình thế của Chi nhánh là chấp nhận bán dưới tỷ giá đầu vào tại Chi nhánh để có khách hàng rồi bù lại bằng lãi suất cho vay và phí dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, về lâu dài, Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động nguồn ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư, của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn hoặc ký kết mua ngoại tệ với Hội sở theo các hợp đồng kỳ hạn nhằm giảm giá đầu vào ngoại tệ. Ngoài ra, Chi nhánh cần quan tâm tới chất lượng dịch vụ thể hiện thông qua sự đáp ứng kịp thời, phục vụ chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch. Muốn thực hiện điều này, cần tinh giản quy trình cho vay ngoại tệ theo hướng thông suốt giữa các phòng để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Đồng thời, cần đặt ra tiêu chuẩn thời gian thực hiện một giao dịch tín dụng liên quan tới ngoại tệ nhằm đảm bảo nhân viên có trách nhiệm liên quan tại Chi nhánh thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác, tạo lòng tin với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)