Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 82 - 84)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.3. KIẾN NGHỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ

Để đánh giá đúng bản chất của khoản nợ, cần có những bước thực hiện khoa học, khách quan. Ví thế, văn bản 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 hướng dẫn chấm điểm khách hàng cần có những điều chỉnh kịp thời như sau:

Thứ nhất, đối với tiêu chí chấm điểm của khách hàng cá nhân, thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng điểm tiêu chí nhân thân và tăng tỷ trọng điểm khả năng trả nợ của khách hàng (hiện nay tỷ trọng này đang lần lượt là 60% và 40%) bởi vì tiêu chí trả nợ của khách hàng thông qua các số liệu định lượng có độ tin cậy cao hơn, mặt khác, khoản nợ là do người vay nợ thanh toán chứ không phải nhân thân của người vay. Vì thế, tỷ trọng luận văn đề xuất là 70% và 30% nghiêng về phía khả năng trả

nợ của khách hàng mới phản ánh đúng bản chất thanh khoản của nội tại khoản vay đó.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tỷ trọng nợ ngắn, trung và dài hạn đối với từng ngành nghề. Bởi vì ngành nghề sản xuất và ngành nghề dịch vụ có rủi ro phụ thuộc vào đặc tính kinh doanh của mỗi ngành nên cùng cơ cấu nợ thì chưa hẳn đã có cùng mức rủi ro. Ví dụ, khách hàng vay trung dài hạn phục vụ sản xuất thường đầu tư vào tài sản cố định như máy móc thiết bị khiến cán cân nợ tăng lên, tuy nhiên, mức rủi ro tài chính này không giống với mức rủi ro tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có cùng tỷ lệ nợ đầu tư vào nhà xưởng, kho bãi. Nếu cho rằng mức rủi ro này là như nhau thì không tính tới đặc thù riêng biệt từng ngành, dẫn tới mắc một trong hai loại sai lầm: sai lầm loại 1, chấp nhận những doanh nghiệp có mức rủi ro cao tương đối và sai lầm loại 2, từ chối những doanh nghiệp có mức rủi ro thấp tương đối trong ngành. Do đó, cần thiết xây dựng hệ số rủi ro Beta (ß) ngành theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) cho từng ngành, sau đó dựa vào Beta ngành điều chỉnh rủi ro của từng doanh nghiệp. Kết quả tính toán này sẽ phản ánh chính xác hơn, khoa học hơn cách làm hiện tại là dựa vào nhận định của CBTD

Thứ ba, tách bộ phận chấm điểm với bộ phận quyết định tín dụng để không xảy ra hiện tượng xung đột lợi ích, ngăn ngừa sự cố tình làm sai lệch kết quả chấm điểm và tình hình thực tế của khách hàng, dẫn tới kết quả mang tính khách quan hơn. Cách thực hiện là chấm chéo giữa phòng doanh nghiệp và phòng cá nhân, sau đó, có sự phê duyệt của phòng kiểm soát nội bộ và trưởng phòng quản lý khoản vay nhằm tăng cường trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trên bảng chấm điểm xếp hạng. Về lâu dài, Hội sở cần thay đổi phương thức tiến hành chấm điểm. Nên loại bỏ việc nhập thủ công vào hệ thống lúc chấm điểm, thay vào đó là tạo ra kết nối dữ liệu trên phân hệ Cho vay và phân hệ Xếp hạng khách hàng một cách tự động. Cách thực hiện là thiết kế các trường câu hỏi xếp hạng theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính rõ ràng với các thang đo phù hợp; cán bộ khách hàng chỉ nhập vào hệ thống thông tin của khách hàng trên phân hệ cho vay (không có quyền sửa

chữa), việc chấm điểm sẽ tự động kết nối qua phân hệ xếp hạng và xuất điểm của khách hàng. Thực hiện được điều này sẽ tăng tính khách quan hơn nữa bởi vì loại bỏ khâu trung gian tác động của CBTD lên các chỉ số lúc trả kết quả, tránh rủi ro đạo đức do hạn chế thấp nhất tác động của yếu tố con người lúc ra quyết định cấp tín dụng.

Thứ tư, cần xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu riêng của Agribank về khách hàng. Bởi vì điểm xếp hạng của khách hàng còn cần tính tới quá trình lịch sử giao dịch của khách hàng đó. Hiện tại, Ban thống kê và dự báo của Agribank chưa phát huy được vai trò tổng hợp, phân tích và dự báo khách hàng làm cơ sở cho các chi nhánh tham khảo khi chấm điểm. Và các chi nhánh không tính được rủi ro đặc thù của Agribank nếu chỉ dựa vào thông tin của các nguồn tham khảo khác. Với số lượng hàng chục nghìn khách hàng tại Chi nhánh, việc không xây dựng được nguồn tham khảo là một sự lãng phí tài nguyên thông tin, dẫn tới rủi ro khi đánh giá chất lượng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)