Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 63)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

- Mạng lưới chi nhánh phát triển bền vững. Từ một Chi nhánh có 15 chi nhánh và 15 PDG, đến nay, Chi nhánh đã cơ cấu, mở rộng hoạt động trên tất cả địa bàn của tỉnh Đăk Lăk với 22 chi nhánh loại 3 và 15 PGD, đảm bảo ít nhất có một điểm giao dịch tại mỗi huyện nhằm giải quyết nhu cầu tiếp cận dịch vụ ngân hàng, khách hàng không phải di chuyển liên huyện mới có điểm giao dịch với Chi nhánh. Nhờ đó, việc huy động tiền gửi của khách hàng thuận tiện hơn cũng như các chính sách ưu đãi nông nghiệp, nông thôn thông qua các gói tín dụng đến được với người dân nhanh và hiệu quả hơn. Kết quả là giai đoạn 2011 – 2015, Chi nhánh có giao dịch với bình quân 69.000 khách hàng cá nhân, hộ gia đình và 480 khách hàng tổ chức trên địa bàn.

- Dư nợ cho vay và nguồn vốn tại Chi nhánh luôn có xu hướng tăng trưởng ổn định, đảm bảo yêu cầu kinh doanh có lãi cũng như thực hiện các yêu cầu về kinh tế - xã hội tại địa phương theo đúng chức năng và nhiệm vụ mà một doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện. Sự tăng trưởng này còn cho thấy định hướng chiến lược kinh doanh được thực hiện đầy đủ và nâng cao hình ảnh, uy tín của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

- Tỷ lệ nợ xấu được quản lý tốt theo đúng yêu cầu quản lý điều hành NHNN đề ra, đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2015 có những thời điểm tín dụng gặp khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu bình quân thấp hơn 3%, thực hiện xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC (từ cuối năm 2014) theo đúng yêu cầu quản lý của NHNN.

- Đã có những bước phát triển lớn về CNTT hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh. Cụ thể, hệ thống IPCAS đã thực hiện được

nhiều giao dịch trực tuyến hơn hệ thống cũ, lưu trữ dữ liệu nhiều hơn và các thao tác kiểm tra, nhập dữ liệu đơn giản hơn, giúp tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng và cán bộ tại Chi nhánh. Ngoài ra, việc triển khai các hệ thống khác như internet banking, SMS banking tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng và tạo thêm được nguồn thu dịch vụ cho Chi nhánh.

- Về vận hành hoạt động theo mô hình CAMELS, các chỉ tiêu về an toàn vốn, tăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được đảm bảo.

- Về sức cạnh tranh so với NHTM khác trên địa bàn, Chi nhánh thể hiện rõ vai trò dẫn đầu thị trường trên cả dư nợ, nguồn vốn huy động và lợi nhuận kinh doanh. Chênh lệch thu chi tài chính có mức độ tăng trưởng tuy không nhanh nhưng ổn định, cụ thể là tổng tài sản và tổng dư nợ chiếm tỷ trọng khoảng 2% nhưng đóng góp lợi nhuận hàng năm ở mức 5 – 6% cho toàn hệ thống Agribank.

- Thể hiện rõ trách nhiệm xã hội tại địa phương khi luôn thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chương trình tín dụng, đặc biệt là chính sách ưu đãi cho vay hộ nông dân, hộ nghèo phát triển kinh tế, đời sống tại nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)