Thẩm định khách hàng cẩn trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 77)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

3.2.4.1. Thẩm định khách hàng cẩn trọng

Cần phải nhận thức rõ tính phức tạp của hoạt động tín dụng để có sự thẩm định kỹ lưỡng khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng. Chính vì vậy, cần có sự cân nhắc rõ ràng, không xem xét hời hợt và phê duyệt thiếu trách nhiệm. Mỗi khoản vay đều phải được trong tổng hòa các mối quan hệ về pháp luật, chủ trương chính sách, quy trình cho vay và phải phân loại được khách hàng theo từng mức độ tín nhiệm dựa trên lịch sử tín dụng để có các sản phẩm phù hợp, hạn chế rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. CBTD phải hạn chế những lỗi thường gặp khi thẩm định khách hàng như thẩm định nguồn thu nhập, thẩm định nhân thân và lịch sử tín dụng...Muốn vậy, điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có tờ trình hợp lý. Đơn cử như thời điểm thu nợ phải khớp với thời điểm thu hoạch nông sản, xuất bán hàng hóa. Bên cạnh đó, phòng chức năng tại Chi nhánh cũng cần đào tạo, cập nhật kiến thức cho CBTD liên quan tới tờ trình đề xuất cho vay và báo cáo thẩm định để hạn chế những sai sót nghiệp vụ.

Mặt khác, cần cẩn trọng trong việc thu thập thông tin và nhập dữ liệu trên hệ thống về chấm điểm khách hàng trên tinh thần khách quan mang tính đơn thuần nghiệp vụ chuyên môn bởi vì bất kỳ sự thiếu trách nhiệm nào cũng có thể gây ra quyết định cho vay với khách hàng có rủi ro cao.

Cuối cùng, quy trình kiểm soát chéo của bộ phận hậu kiểm cũng phải khách quan. Theo đó, khâu này phải được thẩm định độc lập như quy trình thẩm định của CBTD, tuyệt đối không chiếu lệ và không nể nang với CBTD. Đồng thời cần thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, liên tục để tạo ra áp lực cần thiết cho CBTD trong việc thực hiện quy trình. Muốn vậy, cần gắn trách nhiệm cụ thể của CBTD và cán bộ kiểm soát vào trách nhiệm quyền lợi của Chi nhánh trên từng khoản vay nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của các khâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)