CHIẾN LƢỢC VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 68 - 70)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

3.1. CHIẾN LƢỢC VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2015 - 2025

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển tới năm 2025

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Hội sở và định hướng thực tiễn tại địa phương, tới năm 2025, Chi nhánh tập trung vào các chiến lược:

Thứ nhất, tiếp tục giữ vững vai trò là NHTM lớn nhất cung cấp tín dụng phát triển kinh tế, đời sống tại địa bàn. Trong đó, chú trọng bố trí vốn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và chiến lược của địa phương. Thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” của một doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xã hội và vì sự phát triển chung.

Thứ hai, mở rộng mạng lưới hoạt động một cách vững chắc nhằm tăng hiệu quả hoạt động, chú trọng phát triển Chi nhánh an toàn, bền vững về tài chính, bền vững về tổ chức; quản lý, hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế tiến tới hội nhập và cạnh tranh bình đẳng với các NHTM khác, nhất là các chi nhánh NHTM nước ngoài.

Thứ ba, áp dụng các công nghệ hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích thuận lợi đến khách hàng nhằm tương xứng với vị thế của một NHTM đa dịch vụ, hiện đại hàng đầu.

Thứ tư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Chi nhánh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ công tác, phấn đấu 100% nhân viên được đào tạo chuyên ngành từ Đại học trở lên. Phát triển đội ngũ nhân lực phù hợp với sự phát triển của hệ thống, đảm bảo chủ động đón đầu với cách thức vận hành, quản lý theo chuẩn mực quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu phát triển tới năm 2025

Để hiện thực hóa chiến lược đã nêu, Chi nhánh chú trọng vào các chiến lược cụ thể như sau:

Về nguồn vốn, đẩy mạnh nhiệm vụ huy động vốn tại địa phương, các nguồn vốn ổn định lâu dài, tiến tới chủ động nguồn vốn không phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển của Hội sở nhằm tăng năng lực cạnh tranh và nâng hiệu quả lợi nhuận tại Chi nhánh. Phấn đấu tăng trưởng vốn huy động ở mức bình quân 10%/năm, và tới năm 2025 nâng tỷ lệ này lên 80%, tiến tới chủ động hoàn toàn việc tự cân đối và có dư để gửi về Hội sở hỗ trợ chi nhánh khác và có lợi nhuận từ hoạt động này. Trong cơ cấu huy động vốn, phấn đấu nâng tỷ trọng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đạt 20% tổng nguồn huy động; nguồn nguồn vốn trung dài hạn lên từ 25% - 30%/vốn huy động nhằm cơ cấu kỳ hạn phù hợp với cho vay, đảm bảo tính an toàn hoạt động.

Về tín dụng, duy trì tăng trưởng tín dụng theo điều hành, chỉ đạo của Hội sở và cơ quản lý nhà nước kết hợp với tình hình thực tế theo hướng an toàn, phấn đấu tăng trưởng bình quân 10%/năm, trong đó tăng trưởng cho vay trung dài hạn 8%/năm, tương ứng với tăng trưởng huy động vốn và huy động trung, dài hạn. Tiếp tục bố trí nguồn vốn đảm bảo không thiếu cho các hoạt động vay phát triển nông lâm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác. Phấn đấu nâng và giữ vững tỷ trọng cho vay khu vực này 80%. Tiếp tục bám sát chủ trương, chương trình, đề án của cơ quan quản lý, đặc biệt chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 87 và định hướng của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk tại Nghị quyết 137 nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất, sản xuất cây trồng vật nuôi chất lượng cao tại các vùng chuyên canh.

Về chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát và duy trì nợ xấu dưới 3% trên cơ sở chủ động các biện pháp quản lý rủi ro, cách thức quản trị hiện đại và cải tiến hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, không bằng mọi cách giấu nợ xấu, nợ không còn khả năng chi trả, hướng tới đánh giá tín dụng thực chất,

an toàn, đảm bảo tiến tới điều kiện áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn bị cho hội nhập ngành ngân hàng.

Về chất lượng dịch vụ ngân hàng, phấn đấu tới 2025 thực hiện được cơ cấu thu phí dịch vụ đạt 15%/tổng thu nhập, chuyển dần sự phụ thuộc vào kinh doanh tài sản sang kinh doanh dịch vụ, giảm thiểu gánh nặng rủi ro thị trường trên danh mục tài sản. Trong đó, chú trọng tới việc cung cấp dịch vụ khép kín với cho vay từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ, thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)