Vận hành hoạt động theo chuẩn mực CAMELS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 62)

Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

2.2.2.5. Vận hành hoạt động theo chuẩn mực CAMELS

- An toàn vốn (Capital Adequacy – C)

Bảng 2.4 Các chỉ số an toàn vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

CAR1 n/a n/a n/a n/a n/a

E/A 53,05% 45,64% 48,26% 39,59% 39,90%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cân đối chi tiết của Chi nhánh

Mặt khác, chỉ số E/A của Chi nhánh đạt bình quân 45%, mức này khá cao (tức là mức sử dụng đòn bẩy của Chi nhánh thấp) cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh được duy trì tốt, không bị áp lực của việc trả nợ khi huy động bên ngoài. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là phí điều hòa vốn từ Hội sở chuyển về có lãi suất cao, trung bình cao hơn 1,3% so với vốn huy động từ khách hàng. Điều này dẫn tới

suy giảm lợi nhuận của Chi nhánh và trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Tóm lại, chỉ tiêu an toàn vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2015 là an toàn và phù hợp với các quy định hiện hành.

- Chất lượng tài sản (Asset Quality – A)

Bảng 2.5 Các chỉ số chất lƣợng tài sản tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

EA/A 94,07% 94,38% 94,36% 92,94% 91,20%

NPLs/L 2,33% 2,47% 2,25% 3,11% 2,75%

LLR/L 1,17% 1,29% 1,27% 1,11% 0,56%

Bảng 2.5 cho thấy Tài sản có sinh lời/ Tài sản của Chi nhánh nằm ở mức cao, chủ yếu là do Chi nhánh tập trung sử dụng vốn trong hoạt động cho vay, bình quân ở mức 93%. Điều này phản ánh chất lượng tài sản có hiệu quả cao vì so với bình quân chung của các NHTM trên địa bàn, Chi nhánh tận dụng nguồn vốn tối đa cho hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, hai chỉ tiêu NPLs/L và NPLs/E nằm ở mức tốt, chủ yếu là do dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản của Chi nhánh. Đối với chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng, Chi nhánh đã trích lập đầy đủ, chủ yếu là dự phòng chung (do 100% các khoản tín dụng phát sinh, bao gồm cả khoản cho vay và cam kết ngoại bảng, Chi nhánh đều yêu cầu khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản vượt giá trị khoản vay để hạn chế tối đa trích lập dự phòng cụ thể). Khoản trích lập tại Chi nhánh bình quân chiếm 1,08%/ tổng dư nợ.

- Chất lượng quản trị (Management Quality – M)

Bảng 2.6 Các chỉ số chất lƣợng quản trị tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

TAGR 5,98% 9,11% 17,66% -0,94% 7,61%

LGR 4,92% 9,47% 17,63% -2,42% 5,60%

EGR 3,58% 42,66% 4,70% -21,96% 16,41%

Bảng 2.6 cho thấy nhìn chung có sự tăng trưởng đều trên cả ba yếu tố: tài sản, dư nợ cho vay và lợi nhuận. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của tài sản (TAGR) và dư nợ cho vay (LGR) là đồng kết hợp (tức là có mức độ tăng trưởng gần như giống nhau) có nguyên nhân từ tỷ trọng chủ yếu của dư nợ trong cơ cấu tài sản tại Chi nhánh như đã phân tích ở trên. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (EGR) có xu hướng biến thiên khoảng rộng hơn, đạt đỉnh điểm với mức tăng trưởng năm 2012 lên tới gần 43%. Đáng chú ý là năm 2014, cả ba yếu tố này đều âm. Như trên đã đề cập, tăng nợ xấu đánh giá lại khiến trích lập dự phòng tăng, làm giảm tài sản trên bảng cân đối (làm TAGR âm); trong năm này, Chi nhánh cũng tăng bán nợ cho VAMC làm tổng dự nợ giảm, dẫn tới LGR âm; và cuối cùng các khoản nợ nhóm 1 bị chuyển nhóm lên cao hơn, dẫn tới hoàn nhập dự thu, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, dẫn tới EGR âm.

Đối với yếu tố phi tài chính, Chi nhánh đang có những khó khăn như sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ chưa thật

hoàn chỉnh theo sát yêu cầu nghiệp vụ, dẫn tới có những xung đột lợi ích khác nhau trong cùng hoàn cảnh. Ví dụ, quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR nói trên vẫn chưa quy định tách rời bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận chấm điểm tín dụng, điều này gây ra sự thiếu khách quan vì xung đột lợi ích của chính CBTD, không có quy định về cơ chế hậu kiểm thông tin CBTD nhập vào hệ thống. Chi nhánh phải tự phòng ngừa rủi ro bằng cách “ngầm hiểu” quy trình hậu kiểm đặt ra, trong nhiều trường hợp gây tâm lý không tốt cho cán bộ tác nghiệp và giải quyết công việc chậm trễ.

Thứ hai, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của Chi nhánh có sự hoạt động

thường xuyên, nhưng mang tính hình thức và hiệu quả vẫn chưa cao. Xung đột lợi ích dễ dàng thấy nhất là cán bộ kiểm soát thuộc quản lý của ban kiểm soát Hội sở, có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của Chi nhánh về Hội sở nhưng Chi nhánh trả lương, trả thưởng theo doanh số kinh doanh cho cán bộ này. Điều này dẫn tới tính không khách quan của việc giám sát khi cán bộ kiểm soát đứng trước lựa chọn bất lợi giữa kiểm soát rủi ro và lợi ích cá nhân.

Như vậy, có thể đánh giá rằng, chất lượng quản trị tài sản tại Chi nhánh vừa có thành tựu (chủ yếu đảm bảo các yếu tố tài chính) nhưng cũng còn gặp thách thức không nhỏ (các yếu tố phi tài chính).

- Khả năng sinh lời (Earning Capability – E)

Bảng 2.7 Các chỉ số khả năng sinh lời tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

ROA 2,04% 2,71% 2,49% 1,81% 2,04%

ROE2 n/a n/a n/a n/a n/a

NIM 4,35% 5,03% 4,70% 3,54% 3,33%

S/I 1,87% 2,15% 2,33% 3,08% 3,56%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cân đối chi tiết của Chi nhánh

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân đạt 2,22% và lãi suất cận biên (NIM) bình quân đạt 4,19%. Xu hướng biến đổi của các chỉ số này phù hợp với diễn biến thực tế tại Chi nhánh. Với ROA, hiệu quả của Chi nhánh thấp hơn so với bình quân của các NHTM khác trên địa bàn, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản tại Chi nhánh chưa cao; với NIM, hầu hết nguồn sử dụng vốn của Chi nhánh tập trung vào cho vay nên giá trị NIM tốt hơn bình quân chung. Tuy nhiên, các chỉ số này tương đối thấp so với kỳ vọng đặt ra của Chi nhánh. Điều này đặt ra thách thức cho Chi nhánh trong việc chuyển hướng chiến lược từ cho vay sang huy động để đảm bảo hiệu quả của các chỉ số sinh lời

Bình quân chỉ số S/I giai đoạn 2011 – 2015 là 2,6%, mặc dù đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6%/năm của thu phí dịch vụ do Hội sở giao nhưng so với cơ cấu thu nhập là thấp. Điều này gây ra sự khó khăn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Chi nhánh.

- Thanh khoản (Liquidity – L)

Bảng 2.8 Các chỉ số đo lƣờng thanh khoản tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

LA/AE 2,45% 1,74% 1,71% 2,25% 2,22%

TL/CD 203% 170% 184% 156% 154%

MLL/SC 45,12% 34,81% 40,77% 35,75% 34,74%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cân đối chi tiết của Chi nhánh

Chỉ số MLL/SC tại Chi nhánh đảm bảo cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là an toàn theo quy định của NHNN. Theo đó, bình quân cứ 100 đồng vốn ngắn hạn, Chi nhánh dành cho vay 38 đồng trung dài hạn.

Tuy nhiên, hai chỉ số thanh khoản còn lại là tỷ lệ tài sản thanh khoản/ nợ phải trả và tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tiền gửi đều tiềm ẩn rủi ro khi so sánh với chỉ tiêu an toàn của NHNN. Điều này có nguyên nhân do Chi nhánh huy động tiền gửi thấp và phụ thuộc vốn điều chuyển từ Hội sở.

Đối với tỷ lệ tài sản thanh khoản/ nợ phải trả, bình quân Chi nhánh chỉ đạt 2,07%, thấp hơn chỉ tiêu an toàn 10%. Nguyên nhân là vì tài sản thanh khoản của Chi nhánh chỉ có tiền mặt (nội tệ và ngoại tệ ), trong khi các khoản phải trả của Chi nhánh rất lớn, đặc biệt là trả lãi tiền gửi của khách hàng. Chính vì thế, Chi nhánh thường xuyên phải có những sự bổ sung lượng tiền trong hoạt động để đáp ứng nhu cầu chi trả. Mặc dù vốn điều chuyển luôn sẵn có để hỗ trợ thanh khoản cho Chi nhánh nhưng việc này cũng đồng nghĩa Chi nhánh phải chi trả lãi tăng thêm (do vốn điều chuyển có giá cao hơn vốn huy động 1,3%/năm) để hỗ trợ thanh khoản, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Đối với tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tiền gửi, bình quân Chi nhánh đạt 173% so với mức quy định của NHNN tối đa là 90%. Nguyên nhân là do huy động nguồn tiền gửi của khách hàng thấp, tương đương với vốn điều chuyển (đã phân tích ở trên) nên dư nợ được tài trợ bằng nguồn huy động thấp, bình quân cứ 1,73 đồng cho vay ra đến từ 1 đồng tiền gửi và phần còn lại thuộc về vốn điều chuyển. Điều này, một mặt cho thấy cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh chưa thật sự chủ động khi phụ

thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, mặt khác, cho thấy tiền gửi được tập trung cho nhu cầu vay, ảnh hưởng cơ cấu cho các tài sản thanh khoản tại Chi nhánh.

- Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk – S)

Bảng 2.9 Độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng tại Chi nhánh 2011 - 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

SMR -5.80% -5.65% -5.74% -6.62% -8.92%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cân đối chi tiết của Chi nhánh

Giá trị SMR bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tại Chi nhánh là -6,55%, tức là nếu lãi suất thị trường tăng lên 1% thì thu nhập ròng từ lãi (net interest income) của Chi nhánh giảm 6,55%. Điều này cho thấy Chi nhánh chịu tác động của lãi suất thị trường khá rõ rệt, nhất là trong những năm gần đây, xu hướng này chuyển biến nhanh.

Tóm lại, thông qua phân tích mô hình CAMELS đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh, có thể đánh giá Chi nhánh còn tồn tại những vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất, về hệ số an toàn vốn, Chi nhánh có tỷ lệ đòn bẩy thấp nhưng không phải là sự tự chủ động linh hoạt mà do huy động vốn gặp khó khăn, phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ Hội sở.

Thứ hai, về chất lượng tài sản, cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu

tài sản của Chi nhánh, dẫn tới không đa dạng hóa được hình thức đầu tư sinh lời, không phân tán được rủi ro lãi suất. Hơn nữa, cơ cấu cho vay cũng chưa thể hiện được giá trị thương hiệu của Chi nhánh trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng chứng là cơ cấu cho vay nhóm ngành này chưa chiếm tỷ trọng cao so với dịch vụ và tiêu dùng. Còn những ngành mà Quyết định 87 ưu tiên như xuất nhập khẩu thì vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu, chưa xứng với tiềm năng của Chi nhánh trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh Đăk Lăk.

Thứ ba, về chất lượng quản trị, mặc dù các chỉ tiêu tài chính thể hiện tốt nhưng các chỉ tiêu phi tài chính về quản trị như quy trình hướng dẫn, kiểm tra kiểm soát chưa thực sự tốt. Cụ thể, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ (của Hội sở) có lúc

chưa theo kịp với thực tế hoạt động tại địa phương, gây ra sự lúng túng trong giải quyết vấn đề cho Chi nhánh; quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa thật sự hiệu quả do xung đột lợi ích.

Thứ tư, về khả năng sinh lời, bình quân nguồn vốn huy động tiền gửi của

khách hàng thấp hơn nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở nên về mặt kinh tế, kinh doanh chưa sinh lời như kỳ vọng. Hơn nữa, tỷ trọng thu phí dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh còn rất khiêm tốn, đặt ra nhiều vấn đề về cơ cấu bền vững trong hoạt động NHTM hiện đại

Thứ năm, về thanh khoản, Chi nhánh chưa có sự phẩn bổ sử dụng nguồn

hợp lý cho các loại tài sản mang tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản phải trả, chủ yếu dồn vào hoạt động cho vay sinh lợi nhuận nên 2/3 chỉ số thanh khoản ở mức thấp so với quy định của NHNN.

Thứ sáu, về độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, Chi nhánh chịu tác động rõ

nét của rủi ro lãi suất, tác động mạnh tới thu nhập lãi thuần. Điều này ảnh hưởng tới cơ cấu bền vững của các khoản thu nhập tại Chi nhánh khi phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

2.2.3. Nhân tố ngoại sinh

2.2.3.1. Các yếu tố vĩ mô

Nhìn chung, lạm phát có tác động tới hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt vào năm 2011, tác động này rất rõ nét.

Hình 2.3 Các chỉ số tăng trƣởng tại Chi nhánh và lạm phát 2011 - 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê và Báo cáo Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh

Trong năm 2011, lạm phát cả nước và khu vực Tây nguyên ở mức cao, lần lượt là 18,58% và 17,08%. Điều này tác động rõ tới mức tăng trưởng của dư nợ (LGR – Loan Growth Rate) khi chỉ số này thấp hơn mức bình quân của cả giai đoạn 2011 – 2015. Trong năm này, nợ nhóm 2 do đánh giá lại tăng 4,56% so với năm 2010, tuy mức biến động này không đột biến và chưa đủ để tái khẳng định kết quả theo nghiên cứu Lindgren và ctg (1996) nhưng cũng cho thấy tình hình trả nợ của khách hàng gặp khó khăn trong bối cảnh chung lạm phát tăng cao.

Trong suốt giai đoạn 2011 – 2015, ngoại trừ năm 2014 có sự biến động ngược chiều ở chỉ số LGR do xử lý nợ xấu (đã phân tích phía trên), nhìn chung, xuất hiện xu hướng ngược chiều giữa lạm phát và chỉ số tăng trưởng dư nợ. Điều này tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

2.2.3.2. Môi trường pháp lý

Đặc thù trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk là phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bền vững (trích Nghị Quyết 137/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014) phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020 tại Quyết định 87. Chính phủ cụ thể hóa

bằng hai Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015, đi kèm là hai Thông tư của NHNN hướng dẫn thực hiện lần lượt hai Nghị định trên là 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 và 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015. Theo các văn bản này, quan điểm của Chính phủ là khuyến khích cho vay đối với khu vực này thông qua hỗ trợ vốn, chính sách xử lý rủi ro phát sinh. Do đó, Chi nhánh đã kịp thời nắm bắt và có những bước đi phù hợp nhằm đón đầu xu thế phát triển của địa phương cũng như chỉ đạo của cơ quan quản lý trong việc cung ứng vốn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp cho khách hàng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên khi áp dụng thực tế, bên cạnh những mặt đạt được như hỗ trợ phát triển đời sống nông thôn thông qua các chương trình hỗ trợ vốn trồng cà phê, trồng tiêu, chăn nuôi... vẫn còn những tồn tại nhất định đối với đối tượng được áp dụng bởi các quy định này. Cụ thể, Chi nhánh cũng có sự “nới” chuẩn cho nhóm đối tượng quy định tại các văn bản này, trong đó, nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi cho vay không cần TSBĐ (điều 8 Nghị định 41/2010 và điều 9 Nghị định 55/2015) chiếm tỷ lệ 3%, tuy nhiên, nợ xấu của nhóm này lại chiếm tới 22% so với toàn bộ nợ xấu của nhóm không có TSBĐ tại Chi nhánh. Con số này cho thấy tình hình cho vay chưa hiệu quả trong chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)