Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015
3.3. KIẾN NGHỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
3.3.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách tín dụng
Thứ nhất, do điều kiện đặc thù của nguồn vốn huy động tại địa bàn nên nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn và phải dùng vốn điều hòa của Hội sở. Do đó, Agribank cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất với nguồn vốn điều hòa trong khi Chi nhánh nỗ lực huy động từ dân cư nhằm giúp Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ theo chủ trương, chính sách của Nhà nước và định hướng hoạt động của Hội sở.
Thứ hai, Hội sở cần mở khung chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ nông dân tiếp cận dịch vụ tiện ích, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, chú trọng tới việc tạo điều kiện thúc đẩy mô hình tổ, nhóm tín dụng phát triển bởi vì thực tiễn cho thấy có sự hiệu quả trong việc cho vay với mô hình này ở các tổ chức tài chính vi mô. Bằng hình thức thúc đẩy nhau cùng phát triển trong kinh doanh, mô hình này vừa giúp khách hàng cải thiện kỹ năng sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa giúp Chi nhánh thu hồi vốn hiệu quả thông qua sự thúc đẩy của các thành viên khác trong tổ tín dụng.
Thứ ba, đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh loại 3 và PGD, nhất là các chi nhánh tại các huyện biên giới. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho nhân viên làm việc tại các vùng sâu, vùng xa thông qua tiền lương, thưởng và tăng thêm định biên nhân sự cho các chi nhánh nhằm giảm tải cho CBTD, nâng cao chất lượng quản lý khoản vay. Đồng thời, trên toàn hệ thống, bộ phận CNTT của Hội sở nghiên cứu cải tiến hệ thống IPCAS nhằm giảm bớt hiện tượng “treo”, kết nối giữa các phân hệ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ thông tin tối đa cho việc ra quyết định.