Bảng 2.10 : Tỷ lệ dư nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP tại Đơn vị cuối năm 2015
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất, về hoạt động huy động vốn, yếu tố khách quan là do đặc thù địa bàn tại tỉnh Đăk Lăk, nhu cầu vay vốn cao hơn nhu cầu gửi tiền nên có sự chênh lệch lớn giữa cho vay và huy động trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tỷ lệ giữa Dư nợ và vốn huy động toàn tỉnh bằng 2,03 (phụ lục 2). Tuy nhiên, yếu tố chủ quan là Chi nhánh vẫn chưa có những biện pháp huy động vốn tích cực hơn để từng bước khắc phục khó khăn này. Việc huy động vốn tuy đã được quán triệt nhưng vẫn chưa có đủ chế tài và khen thưởng để thúc đẩy tình hình.
Thứ hai, tỷ trọng tín dụng vẫn chiếm chủ yếu trong hoạt động tài sản của Chi nhánh có nguyên nhân khách quan từ việc Hội sở định hướng chiến lược phát triển tại Chi nhánh theo hướng chuyên cho vay, hạn chế các hoạt động khác nên cơ cấu tài sản của Chi nhánh tuân thủ theo định hướng chiến lược đó, dẫn tới trong hoạt động, Chi nhánh phụ thuộc nhiều vào hoạt động này, không đa dạng hóa được danh mục tài sản, tiềm ẩn rủi ro thị trường. Tuy nhiên, vấn đề thu phí dịch vụ là hạn chế có nguyên nhân chủ quan từ Chi nhánh khi chưa có sự nhận thức đầy đủ và hành động kịp thời để đẩy mạnh hoạt động này; Chi nhánh chậm đổi mới trong cách thức tiếp cận khách hàng, các sản phẩm không đa dạng nên không thu hút được người vay và sử dụng dịch vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Thứ ba, về chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng, Chi nhánh chịu tác động rõ nét của các quy định pháp lý, đặc biệt là các quy định ưu tiên phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như Nghị định 41 và Nghị định 55. Việc thực thi các quy định này có mặt tốt là mở rộng khách hàng giao dịch tại Chi nhánh nhưng đi kèm là trách nhiệm xã hội lớn trong việc miễn giảm, hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng ưu tiên. Ví dụ, các đối tượng được hưởng lãi suất vay vốn thấp hơn chi phí vốn điều hòa, gây khó khăn trong việc cân đối thu nhập tại Chi nhánh; hoặc hộ nông dân bị tổn thất sau thu hoạch hay nông sản gặp thiên tai, địch họa theo quy định của khoản 2, điều 12, Nghị định 55 đều được ưu tiên giữ nguyên nhóm nợ, nếu cơ cấu lại vẫn
không khắc phục được thì khoanh nợ, và phần lãi phát sinh do khoanh nợ được ngân sách cấp bù. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi (từ lúc khách hàng mất khả năng trả nợ tới lúc được hoàn lãi) Chi nhánh phải hoàn nhập dự thu, trích lập dự phòng, chưa kể đến tổn thất không thu hồi được vốn gốc. Một yếu tố khách quan khác là có sự chênh lệch trong cách đánh giá, xếp hạng khách hàng giữa hướng dẫn của Hội sở và xếp hạng của NHNN dẫn tới kết quả đánh giá theo chuẩn của NHNN đẩy nợ xấu tăng lên tại Chi nhánh. Cụ thể, các khoản nợ do CIC xếp hạng cao hơn so với xếp hạng của Chi nhánh đạt tới 107 tỷ đồng (trong đó nợ xấu chiếm 13 tỷ đồng). Sự chênh lệch này cũng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
Thứ tư, mạng lưới giao dịch rộng trên khắp địa bàn tỉnh là một lợi thế nhưng đồng thời cũng mang lại gánh nặng chi phí quản lý hoạt động cho Chi nhánh. Một số chi nhánh loại 03 như tại chi nhánh Hòa Thắng, Tân An,...lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí do các giao dịch phát sinh ít trong khi chi phí quản lý điều hành lớn, đặc biệt là các chi phí hoạt động điều hành hàng ngày. Điều này tác động tới việc tái đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch này. Tính chung trên cả địa bàn tỉnh, mức độ đầu tư đổi mới nhận diện thương hiệu cũng không bằng các NHTM khác do cơ chế khoán đầu tư theo lợi nhuận.
Thứ năm, sự chậm đổi mới mô hình quản lý trước sức ép cạnh tranh của các NHTM khác cũng gây ra những khó khăn nhất định cho Chi nhánh. Trong khi một số NHTM cùng địa bàn đã phát triển sản phẩm mang tính cá nhân hóa cao như liên kết chuỗi với các nhà cung cấp kèm theo tiện ích thanh toán cho khách hàng, qua đó, nâng tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu thu nhập thì cơ cấu dịch vụ của Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng thấp, đe dọa có sự tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2015 thông qua các chỉ số tài chính theo mô hình CAMELS và các yếu tố phi tài chính khác.
Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những mặt tích cực và những tồn tại đối với hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh trên nhiều mặt. Trong đó, nổi lên các vấn đề chính:
Thứ nhất, cơ cấu tài sản phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng nên các khoản thu nhập từ tín dụng chi phối lợi nhuận của Chi nhánh, thu nhập từ thu phí dịch vụ tuy đảm bảo chỉ tiêu Hội sở giao nhưng còn rất thấp so với tín dụng.
Thứ hai, nợ xấu tuy được kiểm soát dưới 3% nhưng cơ cấu tiềm ẩn rủi ro gia tăng do cả quy định của cơ quan quản lý và chất lượng quản lý tại Chi nhánh
Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh chủ yếu dựa vào vốn điều chuyển do tình hình huy động vốn tiền gửi chưa được tốt. Cơ cấu này bộc lộ hạn chế khi phí điều hòa vốn cao hơn lãi suất trả lãi tiền gửi làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và chưa đồng đều, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của Chi nhánh.
Những hạn chế và nguyên nhân nêu trên là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm củng cố và phát triển hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh trong chương 3.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐĂL LĂK