Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 27 - 29)

- Cơ sở pháp lý, chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước:

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt quan trọng của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng luôn là đối tượng quản lý đặc biệt của bất kỳ chính phủ nào, thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của ngân hàng, cũng như danh mục sản phẩm dịch vụ của họ. Chính sách quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước được coi là có tác động lớn tới hoạt động hệ thống ngân hàng. Đặc biệt hiện nay, thị trường tài chính của nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, muốn phát triển bất kỳ một dịch vụ nào cũng cần có điều kiện

pháp lý và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

- Tăng trưởng kinh tế và văn hóa - xã hội: Đối với quốc gia có tốc độ tăng

trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì dịch vụ thẻ ngân hàng chỉ tập trung phục vụ cho một số phân khúc khách hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế phát triển vững mạnh sẽ bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giúp cho người dân sử sụng các sản phẩm tiện ích của ngân hàng mạnh mẽ hơn. Do đó tăng trưởng kinh tế là một nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ.

Môi trường văn hóa - xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: Tình hình kinh tế xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ dân trí, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằntiện và ưa hưởng thụ…) hoặc các yếu tố như nơi ở, nơi làm việc… cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen của người tiêu dùng. Xã hội văn minh, môi trường sống lành mạnh, cuộc sống hạnh phúc, giúp cho người dân an tâm sử dụng thẻ thanh toán hơn.

- Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội: Hoạt động ngân hàng rất nhạy

cảm với tình hình chính trị và trật tự an toàn xãhội của một quốc gia. Khi chính trị bất ổn sẽ tác động xấu đến tâm lý của khách hàng làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng giảm đi. Ngược lại, một quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ làm cho cuộc sống của người dân tại quốc gia đó an tâm hơn, đời sống xã hội phát triển hơn. Điều này tạo môi trường đầu tư an toàn, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo tâm lý sử dụng các SPDV thẻ của người dân cũng vững bền hơn. Do đó, phát triển dịch vụ thẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi tình hình chính trị ổn định và trật tự xã hội an toàn.

- Nhu cầu của khách hàng: Một ngân hàng có thể có nhiều loại khách hàng khác nhau bao gồm khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức. Khách hàng là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào để phát triển

dịch vụ thẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu chiến lược của bất kỳ ngân hàng nào. Do vậy, các quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng của khách hàng. Giữa khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức có sự khác nhau về yêu cầu dịch vụ và hành vi tiêu dùng nên việc tìm hiểu và thỏa mãn các nhu cầu của họ là điều rất quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng. Bên cạnh việc nhận biết các nhu cầu hiện tại, ngân hàng còn phải biết dự đoán các nhu cầu tương lai của khách hàng, để có thể đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì việc phát triển sản phẩm mới đó nhất định sẽ thành công.

- Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh đem lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ và

đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế. Việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập đã làm cho thị trường ngân hàng trở nên sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Điều đó, đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách để phát triển hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển SPDV. Những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết họ nhận thức ra sao về xu hướng trên thị trường, là cơ sở giúp cho ngân hàng thấu hiểu các dịch vụ hiện tại trên thị trường, cơ sở để cho ra đời các SPDV mới, tính năng, tiện tích mới có tính cạnh tranh cao. Nếu như ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu của người sử dụng thẻ, đưa ra những sản phẩm tốt nhất bằng việc tạo ra những SPDV tốt hơn so với những SPDV đã có và của đối thủ. Cộng thêm việc tạo ra điểm khác biệt hơn hẳn của mình so với đối thủ thì việc giành đươc thị phần thẻ của ngân hàng sẽ chiếm ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)