Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 29 - 33)

- Định hướng phát triển của ngân hàng: Chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng là khác nhau tùy vào quy mô và từng thời kỳ khác nhau. Điều này có tầm quan

trọng rất lớn đến việc phát triển dịch vụ thẻ, bởi một khi đã vạch ra định hướng cụ thể thì mọi quyết định trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị chi phối để phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển đó. Nếu như ngân hàng muốn phát triển SPDV thẻ thì chắc chắn ngân hàng phải có những mục tiêu, kế hoạch và những phương hướng hoạt động nhằm đạt mục tiêu đó.

- Mức độ đầu tư cho dịch vụ thẻ: Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng

trong hoạt động của một ngân hàng, để trang bị các tài sản cần thiết cho việc kinh doanh các hoạt động như ứng dụng công nghệ hiện đại, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng các điểm giao dịch, đơn vị chấp nhận thanh toán… Hiện nay khi số lượng giao dịch không ngừng gia tăng với yêu cầu ngày càng cao về tính năng, tiện ích, thời gian nhanh chóng, độ chính xác, thì đòi hỏi sự phát triển về công nghệ càng cao. Để phát triển dịch vụ thẻ đòi hỏi đầu tư chi phí ban đầu rất lớn như trang thiết bị, trung tâm cơ sở dữ liệu, mã hóa thông tin, lệ phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế, chi phí tư vấn, chuyển giao, vận hành, phần mềm công nghệ... Do đó, các ngân hàng phải có mức độ đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực kinh doanh này.

- Hạ tầng công nghệ thông tin: Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật

và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, đòi hỏi các ngân hàng phải liên tục cập nhật, ứng dụng và phát triển yếu tố này trong hoạt động kinh doanh. Yếu tố công nghệ trở thành yếu tố then chốt để các ngân hàng phát triển dịch vụ. Ngoài các yếu tố hạ tầng, máy móc trang thiết bị, việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng cung cấp các SPDV tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế giúp các NHTM tạo ra khả năng phát triển sản phẩm mới có tính chất riêng biệt, chuyên nghiệp, phong cách, độc đáo gắn với thương hiệu, nâng cao chất lượng và sự hấp dẫn của SPDV. Với nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ tăng trưởng

nguồn thu dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian giao dịch và hơn hết là giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, công nghệ là tiền đề cho công tác theo dõi, quản lý ngân hàng, để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện một cách nhanh chóng.

- Năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực: Sự phát triển của hệ thống dịch vụ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng để đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được. Muốn vậy bộ máy quản trị, điều hành ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể xảy ra của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ…để có các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

Đồng thời, ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu, năng động, tận tình, đầy kinh nghiệm. Yếu tố con người luôn được đánh giá là quan trọng nhất của mọi thành công. Để tiếp cận được với những công nghệ mới đòi hỏi các ngân hàng phải có cán bộ có kiến thức, hiểu biết về nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, chuẩn bị lực lượng cán bộ có chuyên môn, trau dồi những kỹ năng mềm trước khi triển khai dịch vụ mới, thì đảm bảo rằng ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao trong việc gia tăng sử dụng thẻ.

- Sản phẩm dịch vụ: SPDV chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Một ngân hàng có SPDV nghèo nàn, lạc hậu, chất lượng kém chắc chắn sẽ không thể phát triển được, đồng thời còn làm giảm sút uy tín của chính mình trên thị trường. Trong ngành tài chính – ngân hàng, với đặc điểm dịch vụ hướng tới khách hàng, các ngân hàng phải không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm để gia tăng tiện ích và đa dạng hóa danh mục SPDV nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp ngân hàng giữ chân khách hàng giao dịch lâu dài với ngân hàng và tăng cường việc bán chéo, bán thêm SPDV khác.

- Chính sách Marketing: Để phát triển dịch vụ, ngoài nâng cao chất lượng dịch

vụ thì chính sách Marketing là một trong những khâu then chốt quyết định chiến lược cũng như định hướng phát triển của dịch vụ này. Đặc biệt là các chương trình khuyến mãi, vừa thu hút người sử dụng, vừa thu hút các ĐVCNT và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngân hàng cần áp dụng chính sách marketing để thỏa mãn tối đa nhu cầu của từng phân khúc khách hàng khác nhau, từ đó đạt được mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc xây dựng chính sách hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì, phát triển khách hàng và đề ra những biện pháp hoạt động định hướng cho sự phát triển của ngân hàng. Hơn nữa, đã là ngành dịch vụ thì việc phục vụ chăm sóc khách hàng có một vai trò rất quan trọng trong thành công của mọi lĩnh vực kinh doanh. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay, chính sách marketing tốt sẽ là yếu tố quyết định giúp giữ chân khách hàng giao dịch lâu dài với ngân hàng.

- Kênh phân phối: Mạng lưới kênh phân phối rộng, phân bố ở những địa bàn

đông dân cư một cách hợp lý càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch, thu hút lượng khách hàng vãng lai nhiều hơn, tăng tính thanh khoản và giảm chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài kênh phân phối truyền thống là các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng còn cần đầu tư phát triển các kênh phân phối hiện đại khác như qua máy rút tiền tự động, internet, điện thoại… để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Mặc khác, kênh phân phối còn đóng vai trò như là một kênh phản hồi thông tin về sản phẩm dịch vụ đã cung ứng, là một kênh tiếp nhận thông tin thị trường. Từ những thông tin phản hồi này giúp ngân hàng nắm bắt những ưu nhược điểm, những phần cần hoàn thiện để hoạch định chiến lược thích hợp cho việc phát triển dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)