0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ​ (Trang 91 -105 )

8. Cấu trúc luận văn

3.5.1. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm

Khẳng định tính khả thi của biện pháp đề xuất

3.5.1.2. Khách thể và trường thực nghiệm

23 trẻ mẫu giáo nhỡ, Trường Mầm non Hoa Hồng.

3.5.1.3. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu tiến hành hướng dẫn trẻ chơi trò chơi tập làm Bác sĩ và sử dung các biện pháp kiểm tra, đánh giá đúng hiệu quả tổ chức trò chơi tập làm Bác sĩ thì kết quả đánh giá có thể được cải thiện.

3.5.1.4. Thực nghiệm biện pháp hướng dẫn và đánh giá

Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non có hiệu quả” cho trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện qua trò chơi “Tập làm bác sĩ” chủ đề “Gia đình”. Trẻ tập đóng vai và tập thao tác một số việc làm của bác sĩ

Phương pháp hướng dẫn

Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cả lớp hát bài hát “Cả nhà thương nhau” + Các con vừa hát bài hát về ai?

+ Các con hãy kể về gia đình mình nhé?

- Khi trong gia đình có một thành viên trong gia đình mình bị ốm chúng mình phải làm gì?

- Hôm nay có bạn nào muốn làm Bác sĩ để khám bệnh giúp cho mọi người? Các bạn hãy bàn bạc với nhau xem làm Bác sĩ chúng mình sẽ làm những việc gì?

- Làm Bác sĩ thì con sẽ làm những công việc gì? Thái độ của Bác sĩ ra sĩ như

thế nào với bênh nhân (Khám bệnh cho bệnh nhân, kê đơn thuốc, ân cần, chu đáo, tận tình,...).

- Ai sẽ giúp bác sĩ hoàn thành công việc của mình? (y tá).

- Cô y tá sẽ làm những công việc gì? (Tiêm, đo nhiệt độ, đo huyết áp…). Các bạn hãy lấy thẻ và về góc chơi nhé.

Bước 2: Hướng dẫn quá trình chơi

Giáo viên bao quát trẻ chơi để khai thác các tình huống nảy sinh trong khi chơi, đồng thời tạo hoàn cảnh chơi, tình huống chơi mới nhằm giúp trẻ thể hiện vai chơi của mình.

“Tình huống bệnh nhân bị tai nạn phải cấp cứu”

- Thưa Bác sĩ có 1 bác sĩ bị tai nạn xe máy bây giờ chúng ta phải làm sao ạ? - Cần phải khám tổng thể cho bệnh nhân không ạ?

- Tình hình bênh nhân có năng không cần kiểm tra kỹ phần tay của bênh nhân bị sứt sát phải không ạ?

- Nếu nặng quá chúng ta nên cho bênh nhân đi chụp Xquang để tìm ra nguyên nhân bác sĩ ạ?...

Giáo viên luôn bao quát, theo dõi trẻ chơi để xử lý các tình huống nảy sinh trong khi chơi. Đồng thời cho trẻ liên kết các nhóm chơi theo chủ đề chơi.

- Hôm nay trời nóng quá phòng khám của chúng ta nên cho người đi sang cửa hàng tạp hóa mua một ít nước giải khát cho mọi người.

Bước 3: Nhận xét chơi

- Hôm nay, phòng khám của chúng ta đã làm việc như thế nào?

- Hôm nay tôi thấy Bác sĩ và các cô y tá làm việc hết mình, tận tình và chăm sóc cứu chữa cho người bệnh rất kịp thời các bác rất đáng khen. Song bên cạnh đó các bác cần rút kinh nghiệm để sắp xếp đồ dùng của phòng khám ngăn nắp và tiện cho việc sử dụng hơn nhé.

- Các bác hãy thu dọn đồ chơi cẩn thận ngăn nắp nhé và chúng ta cùng nhau đi thăm qua công trình xây dựng của các bác kỹ sư xây dựng nhé!

3.5.1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm * Tiêu chí 1: Hứng thú chơi

Sử dụng phương pháp trò chơi đóng vai theo chủ đề

+ Mức độ 1: Trẻ thực sự hứng thú say mê khi được tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề (3 điểm).

+ Mức độ 2: Trẻ chưa thực sự hứng thú trong khi chơi còn tẻ nhạt chưa rõ ràng (2 điểm).

+ Mức độ 3: Trẻ thờ ơ tẻ nhạt không hứng thú với trò chơi (1 điểm).

* Tiêu chí 2: Kỹ năng đóng vai trong trò chơi

Trẻ đóng vai cụ thể trong trò chơi, đóng vai trong chủ đề, quan sát kỹ năng và thao tác nhập vai của trẻ.

+ Mức độ 1: Trẻ nhập vào các vai một cách thành thạo tự nhiên hành động của vai chơi giống như thật (3 điểm).

+ Mức độ 2: Hành động và kỹ năng đóng vai chưa thành thạo còn lúng túng chưa được tự nhiên (2 điểm).

+ Mức độ 3: Kỹ năng hành động của vai chơi còn kém chưa đúng với trò chơi (1 điểm).

* Tiêu chí 3: Kỹ năng mở rộng chủ đề nội dung chơi

Đưa ra mét trò chơi đóng vai, chủ đề cụ thể quan sát khả năng mở rộng chủ đề và trẻ sáng tạo nội dung chơi.

+ Mức độ 1: Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau và biết mở rộng nội dung phong phó giải quyết các tình huống nhanh nhẹn và sáng tạo (3 điểm).

+ Mức độ 2: Biết mở rộng các chủ đề chơi và nội dung chơi nhưng chưa phong phó và sáng tạo (2 điểm).

+ Mức độ 3: Không biết mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi thì nghèo nàn, tẻ nhạt (1 điểm).

Cho trẻ chơi trò chơi có chủ đề chung quan sát kỹ năng liên kết, quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi với nhau.

+ Mức độ 1: Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết giữa vai chơi này với vai chơi khác, để mở rộng quan hệ chơi (3 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ đã liên kết các vai chơi nhưng còn lúng túng và chưa biết liên kết được các chơi với nhau (2 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ không biết liên kết các vai chơi chỉ chơi trong một vai chơi đầu đến cuối (1 điểm).

3.5.2. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả thực nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ

cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi “Bác sỹ”

Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra, ở 4 nội dung về hứng thú chơi của trẻ, kỹ năng đóng vai trong trò chơi, kỹ năng mở rộng chủ đề nội dung chơi và kỹ năng liên kết các vai chơi có sự thay đổi khá rõ so với kết quả đánh giá trước thực nghiệm. Điều này cho thấy, kết quả thực nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi sắm vai bác sỹ đã có tác động làm thay đổi nhận thức, hứng thú và các kỹ năng chơi của trẻ.

r = 0,52**

r = 0,47**

r = 0,52** r = 0,36*

r= 0,44**

Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa các nội dung thực nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi “Bác sỹ”

Bên cạnh kết quả đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ sau thực nghiệm được nâng lên thì các nội dung thực nghiệm cũng có mối tương quan thuận ở mức khá. Các nội dung đánh giá có mối tương quan chặt chẽ, tác động qua lại và thúc đẩy nhau phát triển, Trẻ có hứng thú chơi thì các kỹ năng đóng vai được hình thành và phát triển, khi kỹ năng đóng vai phát triển tre lại có nhu cầu mở rộng về kỹ năng liên kết và chủ đề chơi.

Như vậy, biện pháp thực nghiệm đảm bảo được mức độ khả thi, có thể áp dụng vào đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi sắm vai bác sỹ đã có tác động làm thay đổi nhận thức, hứng thú và các kỹ năng chơi của trẻ, chủ đề chơi của trẻ cũng được mở rộng nhiều hơn.

Hứng thú chơi Kỹ năng đóng vai Mở rộng chủ đề chơi Kỹ năng liên kết TC

Tiểu kết chương 3

Việc đề xuất các biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được quán triệt nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính toàn diện và đảm bảo tính khả thi.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo, tác giả đã phân tích nguyên nhân, hạn chế. Trên cơ sở

chỉ ra những hạn chế, tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp: :“ Nâng cao nhận thức

của cán bộ giáo viên về tầm quan trong của việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường.”; Biện pháp 2: ”;“ Phát huy vai trò của một người quản lý trong việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường”; Biện pháp 3“Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường ; Biện pháp 4 “Kiểm tra, ĐG, rút kinh nghiệm kịp thời

trong ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG”; Biện pháp 5: “Tăng cường công

tác xã hội hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo”

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó biện pháp 1 là chủ công, các biện pháp còn lại là điều kiện. Không có biện pháp nào là quan trọng nhất, tùy theo điều kiện, thời gian để áp dụng các biện pháp đề xuất theo thứ tự ưu tiên.

Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy về mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều được đánh giá khá cao, trong đó mức độ cần thiết rõ hơn mức độ khả thi. Giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi có tương quan thuận tương đối chặt.

Kết quả thực nghiệm biện pháp “Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non có hiệu quả” thể hiện được tính khả thi của biện pháp đề xuất, kết quả sau thực nghiệm được các khách thể đánh giá tích cực.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề là cách tổ chức chơi trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề phù hợp với cấu trúc của một trò chơi, đảm bảo được các yêu cầu của một trò chơi, nhằm phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ.

Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình đưa ra những nhận định về kết quả tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề, dựa vào sự phân tích những thông tin thu thập được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra.

Việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được thể hiện ở nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá, phải đảm bảo theo đúng kế hoạch đánh giá, đúng theo các bước, quy trình tổ chức đánh giá cũng như sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, cán bộ quản lý chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.

1.2. Về thực tiễn

Thực tra ̣ng tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ

* Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở hai nhóm trường đều nhận thức khá rõ tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ cũng như việc thực hiện có hiệu quả ở nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, đồng thời chú trọng đến khâu kiểm tra, đánh giá tổ chức các hoạt động này.

Giáo viên ở các trường, nhất là trường mầm non công lập khá chủ động, tự giác, nắm vững phương pháp, kinh nghiệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.

Các trường khá chú trọng đến việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ. Ở trường công lập có sân chơi ngoài trời, địa điểm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ rỗng rãi.

* Hạn chế và nguyên nhân

Còn một số cán bộ giáo viên ở cả hai loại trường nhận thức chưa rõ về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, do đó dẫn đễn tổ chức việc thực hiện các hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ chưa thực sự hiệu quả, điều này thể hiện khá rõ ở giáo viên trẻ và giáo viên ở trường mầm non tư thục.

Việc thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ và khâu kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa đồng bộ cũng như thực hiện nội dung trong các khâu này cũng chưa đồng bộ, do khâu kiểm tra, theo dõi, đánh giá từ phía cán bộ quản lý chưa thường xuyên.

Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở trường mẫu giáo ở một số nội dung còn chung chung, nhất là ở trường mầm non tư thục do hiệu trưởng tự xây dựng nên chưa huy động được sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo đội ngũ giáo viên.

Thực tra ̣ng ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ

* Ưu điểm

Việc đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai loại trường được thực hiện khá thường xuyên, có sự chỉ đạo rõ ràng từ phía Ban Giám hiệu, sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của đông đảo cha mẹ trẻ.

Các trường đã thành lập Ban Đánh giá, nên có sự chủ động phối hợp giữa các bộ phận được phân công, đáp ứng được đầy đủ các khâu: nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá, kế hoạch đánh giá, tổ chức đánh giá, chỉ đạo đánh giá và khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tương đối hiệu quả.

Những nội dung quan trọng trong đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được quan tâm, chú trọng đúng mức.

* Hạn chế và nguyên nhân

Hiệu quả đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai nhóm trường chưa cao. Trường mầm non công lập có sự đánh giá của nhiều bộ phân, tuy nhiên ở trường mầm non công lập, việc đánh giá chủ yếu do hiệu trưởng nên chưa bao quát hết được các vấn đề cần đánh giá, nhằm rút ra đầy đủ những hạn chế để điều chỉnh, khắc phục.

Các trường đã xác định các khâu trọng tâm để ưu tiên đánh giá, song lại chưa chú trọng đến tính đồng bộ của các khâu, do đó tính hiệu quả đạt được chưa đồng bộ.

Sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, của Hiệu trưởng các trường chưa thể hiện rõ sự quyết tâm, nhất là ở trường tu thục chưa huy động được sự tham gia đánh giá của các bộ phận, của đội ngũ giáo viên, qua đó giao viên nắm được những điểm mạnh và những hạn chế để tự khắc phục, tự điều chỉnh tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ.

*Đề xuất các biện pháp để khắc phục hạn chế trên: chúng tôi đề ra 5 biện pháp

nhằm nâng cao hiê ̣u quả ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trong của

việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường

Biện pháp 2:

Phát huy vai trò của một người quản lý trong việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường

Biện pháp 3:

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường

Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong đánh giá

tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho

việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

* Kết quả khảo nghiệm cho thấy: các khách thể nhận thức tính cần thiết và tính khả thi tương đối cao và có mối tương quan thuâ ̣n chặt chẽ giữa nhâ ̣n thức tính cần thiết với nhâ ̣n thức tính khả thi. Đồng thời, kết quả thực nghiệm chỉ ra các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao, chứng minh được giả thuyết thực nghiệm.

* Kết quả thực nghiệm: đảm bảo được mức độ khả thi, có thể áp dụng vào đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi sắm vai bác sỹ đã có tác động làm thay đổi nhận thức, hứng thú và các kỹ năng chơi của trẻ, chủ đề chơi của trẻ cũng được mở rộng nhiều hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ​ (Trang 91 -105 )

×