8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung tổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo
chủ đề cho trẻ mẫu giáo
Kết quả được trình bày ở bảng 2.3
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt
Các nội dung tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo
chủ đề cho trẻ
MĐTH Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1.
Chọn trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ chơi
0 0 107 69,5 47 30,5 2,40 0,49 2,19 0,40 2,31 0,46
2. Lựa chọn và phân công từng trẻ
sắm vai trong trò chơi đã chọn 4 2,6 84 54,5 66 42,9 2,58 0,50 2,18 0,52 2,40 0,54
3. Lựa chọn phương tiện, điều
kiện, địa điểm tổ chức trò chơi 17 11,0 95 61,7 42 27,3 2,26 0,44 2,04 0,74 2,16 0,60
4. Hướng dẫn các trẻ đóng vai
chơi được phân công 12 7,8 92 59,7 50 32,5 2,49 0,50 1,94 0,54 2,25 0,59
5. Luân phiên trẻ đóng các vai
trong trò chơi đã tổ chức 7 4,5 110 71,4 37 24,0 2,28 0,45 2,09 0,54 2,19 0,50
6. Động viên, khuyến khích trẻ
hoàn thành tốt vai chơi 5 3,2 85 55,2 64 41,6 2,48 0,50 2,26 0,59 2,38 0,55
7.
Uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, hạn chế trong từng vai chơi của trẻ
17 11,0 89 57,8 48 31,2 2,40 0,49 1,96 0,68 2,20 0,62
8. Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức
hướng dẫn các nội dung khác 18 11,7 95 61,7 41 26,6 2,40 0,49 1,84 0,59 2,15 0,60 Điểm trung bình 2,41 0,48 2,06 0,58 2,26 0,56
* Đánh giá chung
Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ trên toàn mẫu ở mức trung bình (ĐTB = 2,26), đây là cố gắng đáng khích lệ.
Hai nội dung TCĐVTCĐ “Lựa chọn và phân công từng trẻ sắm vai trong trò chơi đã chọn” (ĐTB = 2,40) và “Động viên, khuyến khích trẻ hoàn thành tốt vai chơi” (ĐTB = 2,38) được thực hiện tốt nhất. Thậm chí thực hiện nội dung “Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hướng dẫn các nội dung khác” có kết quả thực hiện thấp hơn trong số 8 nội dung song cũng ở mức vừa phải và có tới 26,6% ý kiến đáng giá ở mức tốt. Nhìn chung, các các nội dung cơ bản của việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ như: Chọn trò chơi, lựa chọn và phân công vai chơi, hành động chơi; lựa chọn phương tiện, điều kiện; hướng dẫn các trẻ đóng vai chơi; động viên, khuyến khích trẻ và uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, hạn chế trong quá trình hoạt động TCĐVTCĐ đã đạt được những hiệu quả khá tốt, đáp ứng được những yêu cầu về chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Minh họa cho những kết quả trên, cô giáo Trần Thị Việt A. trường Tư thục
Hướng Dương cho biết: “Giáo viên đã thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trò
chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhưng vẫn còn hạn chế trong việc chủ động thực hiện các khâu”.
* Đánh giá theo loại trường
Cán bộ giáo viên trường công lập đánh giá việc thực hiện 8 nội dung với (ĐTB = 2,41), trội hơn so với đánh giá của cán bộ giáo viên trường tư thục (ĐTB = 2,06). Trong 8 nội dung cơ bản được khảo sát thì các nội dung: lựa chọn trò chơi, phân công các vai chơi; lựa chọn phương tiện, điều kiện, địa điểm tổ chức trò chơi cho trẻ; hướng dẫn các trẻ đóng vai và luân phiên trẻ đóng các vai cũng như việc động viên, khuyến khích trẻ tích cực trong khi chơi, uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, hạn chế và đánh giá, rút kinh nghiệm ở trường tư thực hiện ở mức trung bình. Trong khi đó, việc thực hiện các nội dung này ở trường công lập có kết quả điểm trung bình cao hơn.
Minh họa cho những kết quả chênh lệch giữa trường công lập và trường tư thục như trên, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Ng,Trường Mầm non tư thục Hoa Ban đưa ra ý
đề cho trẻ mẫu giáo ở các trường công lập là thực hiện thường xuyên hơn và tốt hơn so với trường tư thục”.
Từ những kết quả trên, trường mầm non công lập cần tiếp tục phát huy việc thực hiện những nội dung đã làm được và chú ý nhiều hơn đến nội dung “Lựa chọn phương tiện, điều kiện, địa điểm tổ chức trò chơi”. Trường mầm non tư thục cần chú ý một cách đồng bộ 8 nội dung, đặc biệt là nội dung: “Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hướng dẫn trò chơi các nội dung khác”, nhằm tạo nên hiệu quả tích cực sau mỗi hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ.