8. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo
viên còn mang tính dập khuân, sao chép chưa có sự đa dạng và đồng bọ trong khi thực hiện”.
* Đánh giá theo loại trường
Giáo viên trường mầm non công lập có kết quả cao hơn, với ĐTB = 2,16, còn giáo viên trường tư thục có kết quả thấp hơn, với ĐTB = 1,94. Việc tiến hành các phương pháp tổ chức hoạt động TCĐTVTĐ cho trẻ ở trường tư thục có thể đạt được hiệu quả tối ưu.
Giáo viên ở trường công lập Hoa Hồng, Dữu Lâu cho rằng, phương pháp được thực hiện có tính hiệu quả hơn là “Sử dụng các hành động làm mẫu để hướng dẫn trẻ thực hiện vai chơi” (ĐTB = 2,49), còn phương pháp được thực hiện hạn chế hơn là “Để trẻ tự thể hiện vai chơi không có sự hướng dẫn chi tiết” (ĐTB = 1,93), trong khi đó giáo viên trường mầm non tư thục có phổ điểm thấp hơn so với phổ điểm đánh giá của giáo viên trường công lập, phổ điểm từ 1,81 điểm - 2,10 điểm. Giáo viên ở cả hai loại hình nhà trường, công lập và tư thục chưa chú ý đúng mức phối hợp các phương pháp tổ chức hoạt động TCĐTVTĐ cho trẻ một cách linh hoạt.
2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề chủ đề
Kết quả kiểm tra, đánh giá được thể hiện qua bảng 2.6, cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt
Các nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt
động trò chơi đóng vai theo chủ đề
Mức độ thực hiện Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Theo dõi, quan sát trực tiếp thao tác, hành động đóng vai chơi của trẻ
5 3,2 100 64,9 49 31,8 2,42 0,50 2,12 0,50 2,29 0,52
2. Nhận xét, uốn nắn kịp thời và phối hợp với trẻ tự nhận xét, đánh giá vai chơi của trẻ
21 13,6 104 67,5 29 18,8 2,14 0,58 1,94 0,54 2,05 0,57
3. Để trẻ tự đóng vai chơi, sau đó
nhận xét, uốn nắn, đánh giá 23 14,9 111 72,1 20 13,0 2,03 0,56 1,91 0,48 1,98 0,53 4. Rút kinh nghiệm, đánh giá,
tổng kết, hướng dẫn trò chơi của trẻ
46 29,9 92 59,7 16 10,4 1,84 0,63 1,76 0,58 1,81 0,61
Điểm trung bình 2,11 0,57 1,93 0,53 2,03 0,56
* Đánh giá chung
Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động TCĐTVTĐ cho trẻ mẫu giáo ở cả hai loại trường có kết quả trung bình khá, ĐTB = 2,03, trong đó khâu “Rút kinh nghiệm, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn trò chơi của trẻ” với kết quả đánh giá chung cả hai loại trường khá thấp (ĐTB = 1,81). Ngược lại, khâu “Theo dõi, quan sát trực tiếp thao tác, hành động đóng vai chơi của trẻ” được thực hiện trội hơn với ĐTB = 2,29, với 31,8% ý kiến ở mức tốt và có tới 64,9% ý kiến ở mức trung bình.
Các nhà trường cần chú ý nhiều hơn nữa đến khâu kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ để phát huy những ưu điểm và giảm thiểu được những mặt còn hạn chế.
Kết quả đánh giá ở trường mầm non công lập Hoa Hồng, Dữu Lâu (ĐTB = 2,11) cao hơn so với đánh giá của giáo viên ở Trường mầm non Hướng Dương, Hải Hà, Ban Mai Xanh và Sóc Nâu (ĐTB = 1,93).
Kết quả đánh giá ở trường tư thục bộc lộ nhiều hạn chế, rõ nhất ở nội dung thứ 3 “Để trẻ tự đóng vai chơi, sau đó nhận xét, uốn nắn, đánh giá” và nội dung thứ 4 “Rút kinh nghiệm, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn trò chơi của trẻ”. Hai nội dung này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy, có năng lực sư phạm...
2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
* Ưu điểm
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở hai nhóm trường đều nhận thức khá rõ tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ cũng như việc thực hiện có hiệu quả ở nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, đồng thời chú trọng đến khâu kiểm tra, đánh giá tổ chức các hoạt động này.
Giáo viên ở các trường, nhất là trường mầm non công lập khá chủ động, tự giác, nắm vững phương pháp, kinh nghiệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.
Các trường khá chú trọng đến việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ. Ở trường công lập có sân chơi ngoài trời, địa điểm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ rỗng rãi.
* Hạn chế và nguyên nhân
Còn một số cán bộ giáo viên ở cả hai loại trường nhận thức chưa rõ về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, do đó dẫn đễn tổ chức việc thực hiện các hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ chưa thực sự hiệu quả, điều này thể hiện khá rõ ở giáo viên trẻ và giáo viên ở trường mầm non tư thục.
Việc thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ và khâu kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa đồng bộ cũng như thực hiện nội dung trong các khâu này cũng chưa đồng bộ, do khâu kiểm tra, theo dõi, đánh giá từ phía cán bộ quản lý chưa thường xuyên.
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở trường mẫu giáo ở một số nội dung còn chung chung, nhất là ở trường mầm non tư thục do hiệu trưởng tự xây dựng nên chưa huy động được sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo đội ngũ giáo viên.