8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng chỉ đạo đánh giátổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo chủ đề
* Đánh giá chung
Kết quả khảo sát 4 nội dung về thực trạng biện pháp chỉ đạo đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho thấy, đánh giá chung việc chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường mầm non có ĐTB = 1,92, trong đó, việc “Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá có hiệu quả tốt hơn” với ĐTB = 2,02, tiếp theo là “Chỉ đạo từng bộ phận đánh
giá việc hoạt động TCĐVTCĐ” với kết quả ở mức khá với ĐTB = 2,01 nội dung được đánh giá thấp hơn là “Chỉ đạo sự phối hợp đánh giá giữa các bộ phận” (ĐTB = 1,81). Như vậy, hiệu quả chỉ đạo còn những hạn chế cần được khắc phục, nhất là tập trung vào việc chỉ đạo phối hợp các bộ phận tham gia đánh giá, nhằm tạo nên sự thống nhất không chỉ trong ý kiến đánh giá mà còn tạo nên sự thống nhất trong sự phối hợp đánh giá giữa các khâu một cách hợp lý.
Kết quả chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Kết quả chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt Các nội dung chỉ đạo
Mức độ Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Chỉ đạo từng bộ phận đánh
giá việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
28 18,2 96 62,3 30 19,5 2,12 0,53 1,93 0,66 2,01 0,62
2. Chỉ đạo sự phối hợp đánh giá
giữa các bộ phận 53 34,4 77 50,0 24 15,6 1,94 0,69 1,71 0,67 1,81 0,68 3. Chỉ đạo việc tạo điều kiện, cơ
sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm cho việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
35 22,7 95 61,7 24 15,6 2,09 0,62 1,80 0,59 1,93 0,62
4. Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá có hiệu quả tốt hơn
30 19,5 91 59,1 33 21,4 2,07 0,61 1,98 0,67 2,02 0,64
Điểm trung bình 1,94 0,59 1,91 0,58 1,92 0,59
* Đánh giá theo loại trường
Theo đánh giá trên toàn nhóm, không có sự khác biệt ý kiến giữa hai loại trường. Cán bộ giáo viên trường công lập đánh giá cao biểu hiện “Chỉ đạo từng bộ phận đánh
giá việc tổ chức TCĐVTCĐ” (ĐTB = 2,12). Trong khi đó, giáo viên trường mầm non tư thục cho rằng “Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá có hiệu quả tốt hơn” (ĐTB = 1,98).
Trường tư thục cũng như trường công lập đều thực hiện có phần hạn chế là nội dung 3 “Chỉ đạo sự phối hợp đánh giá giữa các bộ phận”. Nếu hạn chế này được khắc phục thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đánh giá việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.