Khái niệm đánh giátổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo chủ đề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Khái niệm đánh giátổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo chủ đề cho

mẫu giáo ở trường mầm non

Nghiên cứu về quản lý, đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, một số tác giả cho rằng “Quản lý HĐVC cho trẻ MG là hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý (Ban Giám hiệu) nhằm tác động đến hoạt động của giáo viên mẫu giáo trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ để đạt được mục tiêu phát triển thể chất và toàn diện đời sống tâm lý cho trẻ ở từng độ tuổi” [36].

Từ những khái niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi cho rằng:

Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình đưa ra những nhận định, đánh giá về quá trình tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề, dựa vào sự quan sát, phân tích những thông tin thu thập được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra.

Từ khái niệm trên có thể thấy, đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình đưa ra những nhận định, đưa ra quan điểm về việc tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ, như việc các bước hướng dẫn trẻ chơi, theo cấu trúc của TCĐVTCĐ.

Việc đánh giá phải dựa trên những thông tin thu thập được, có thể ở cả sản phẩm hoạt động của trẻ, nhưng thông thường việc đánh giá kết quả chơi của trẻ, chẳng hạn khả năng nhập vai của trẻ, nhận thức mà trẻ thu được, các biểu hiện tâm lí của trẻ trong quá trình chơi... làm cho việc phân tích trở nên có cơ sở.

Đánh giá phải dựa trên những mục tiêu, tiêu chuẩn, chẳng hạn với các trò chơi có luật, trẻ phải nắm được luật, nắm được các hành động chơi, vai chơi... qua đó xác định mức độ mà trẻ đạt được sau mỗi hành động chơi.

1.4.3. Các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Đảm bảo mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá phải rõ ràng, phải đảm bảo các tiêu chuẩn của đánh giá, giúp cho nhà quản lý, giáo viên mầm non có những thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức TCĐVTCĐ, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học Mầm non.

- Đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá. Định rõ các tiêu chuẩn và tiêu chí, làm căn cứ để đánh giá hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. Tiêu chuẩn đánh giá càng cụ thể, chi tiết và được thể hiện rõ ở từng tiêu chí đánh giá thì việc đánh giá càng thể hiện được rõ những kết quả đạt được của giáo viên TCĐVTCĐ cho trẻ.

- Đảm bảo tính khách quan của việc đánh giá. Trong đánh giá TCĐVTCĐ cho trẻ, yếu tố quan trọng là phải đảm bảo được tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động của giáo viên và hoạt động của trẻ. Việc đánh giá đúng đắn, chính xác, khách quan sẽ có tác dụng kích thích giáo viên tích cực, nỗ lực phấn đấu và có động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, được cấp trên quan tâm. Ngược lại, giáo viên sẽ có những cảm xúc tiêu cực nếu khi bị đánh giá không đúng về những kết quả công việc đã làm được. Cho nên đánh giá chính xác, khách quan là là một trong những yêu cầu quan trọng trong số các nguyên tắc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ thành công.

- Đảm bảo tính hệ thống của việc đánh giá, thể hiện sự tuần tự, tính lô gic trong đánh giá, phải xem xét mỗi kết quả hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trong mối liên hệ với tổng thể các hoạt động khác.

Nguyên tắc này được thể hiện trước hết ở chỗ các hoạt hoạt động được lựa chọn đưa vào trong mỗi trò chơi luôn phải được tổ chức, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, vừa phản ánh được mối quan hệ bản chất giữa các hoạt động chơi lại vừa thể hiện được tính thống nhất về quan điểm và mục đích của việc giáo dục trẻ. Với mỗi trò chơi luôn là sự kế thừa, tiếp nối có mở rộng nâng cao các tri thức đã được đưa vào việc tổ chức hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ và luôn là sự chuẩn bị những kiến thức cho những trò chơi mới.

- Đảm bảo tính toàn diện của việc đánh giá, phải đánh giá đầy đủ, thể hiện được các mặt, bao gồm cả những ưu điểm và những hạn chế trong tổ chức hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo, trên cơ sở đó sẽ góp phần giúp giáo viên nắm được những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được, những hạn chế để khắc phục, điều chỉnh, nhằm thực hiện tốt hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ đúng với cấu trúc, các bước của một trò chơi.

- Đảm bảo tính phát triển của việc đánh giá, đánh giá phải theo nguyên tắc phát triển, nhận thấy được sự tiến bộ của giáo viên, của trẻ trong các trò chơi. Có thể ở thời điểm hiện tại, việc tổ chức TCĐVTCĐ chưa hiệu quả, song khi đánh giá phải nhận thấy được các tiềm năng mà các chủ thể tham gia có thể đạt được, đồng thời đưa ra các dự báo về hướng phát triển để khuyến khích sự nỗ lực của giáo viên, của trẻ cùng tham gia vào TCĐVTCĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)