8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Thực trạng tổ chức các ban đánh giá và tiến hành các khâu đánh giá
Đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ là yêu cầu quan trọng để xác định thực trạng, mức độ đạt được, để có những điều chỉnh ở những nội dung còn hạn chế, phát huy những mặt tích cực. Kết quả hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ được giáo viên ở trường công lập và tư thục đánh giá như sau (xem bảng 2.9):
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá việc thành lập các ban đánh giá và tổ chức thực hiện các khâu đánh giá
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt Các nội dung đánh giá
Mức độ Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Thành lập Ban đánh giá (đại
diện Ban Giám hiệu, tổ bộ môn...)
31 20,1 93 60,4 30 19,5 2,16 0,59 1,86 0,64 1,99 0,63
2.Tiến hành đồng bộ các khâu đánh giá: giáo viên tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của cán bộ quản lý, đánh giá chung của Ban đánh giá...
50 32,5 85 55,2 19 12,3 1,90 0,55 1,72 0,70 1,80 0,64
3.Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tiếp tục cải tiến đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
52 33,8 86 55,8 16 10,4 1,82 0,60 1,72 0,64 1,77 0,62
Điểm trung bình 1,96 0,58 1,77 0,66 1,85 0,63
* Đánh giá chung
Kết quả đánh giá chung về việc thành lập Ban đánh giá tổ chức các khâu đánh giá và rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở mức độ trung bình khá (ĐTB = 1,85), trong đó đánh giá “Thành lập Ban đánh giá (đại diện Ban Giám hiệu, tổ bộ môn...)” được đánh giá trội hơn ĐTB = 1,99, việc tiến hành đồng bộ các khâu đánh
giá có ĐTB = 1,80, khâu thứ 3 “Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tiếp tục cải tiến đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề” được đánh giá với hiệu quả thấp hơn (ĐTB = 1,77).
Minh họa ý kiến về việc thành lập các ban đánh giá và tổ chức thực hiện các khâu đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, cô giáo Bùi Thị Kiều H. Phó Hiệu trưởng
Trường tư thục Hướng Dương đã nói lên suy nghĩ: “Việc thành lập các ban đánh giá
và tổ chức thực hiện các khâu đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ được trú trọng hơn là rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tiếp tục cải tiến đánh giá còn hình thức và đại khái ”.
* Đánh giá theo loại trường
Trong việc thành lập ban đánh giá, giáo viên trường mầm non công lập đánh giá cao hơn (ĐTB = 1,96) so với đánh giá của giáo viên trường mầm non tư thục (ĐTB = 1,77). Theo ý kiến một số cán bộ quản lý ở hai loại trường thì sự chênh lệch như trên là do ở trường công lập có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý và tổ bộ môn trong việc thành lập ban đánh giá có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận tham gia đánh giá và bản thân giáo viên ở trường.Thành lập ban chủ yếu do hiệu trưởng tự xây dựng nên có thể phải tính toán cụ thể điều kiện thực tế của trường nên nội dung này có ĐTB =2,16, còn ở trường mầm non công lập có ĐTB = 1,86.
Ngoài hạn chế trên, ta có thể thấy được hạn chế qua kết quả đánh giá ở trường tư thục chưa thống nhất ở cả ba nội dung 1, 2 và 3. Trường công lập tuy có sự thống nhất rõ hơn nhưng kết quả đạt được khá thấp.Vì vậy, đây là những hạn chế không nhỏ mà nếu khắc phục được những hạn chế này thì công tác tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Việt Trì sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.