8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đánh giátổ chứchoạt động
trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng số liệu 2.11:
Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt Các nội dung đánh giá
Mức độ Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Có kế hoạch kiểm tra, đánh
giá thường xuyên, phù hợp 27 17,5 99 64,3 28 18,2 2,19 0,60 1,86 0,56 2,01 0,60 2. Kiểm tra, đánh giá có hiệu
quả, hiệu lực: phát huy mặt tốt, hạn chế tồn tại, yếu kém
41 26,6 94 61,0 19 12,3 2,13 0,57 1,64 0,55 1,86 0,61
3. Quản lý tổ bộ môn, giáo viên
tổ chức đánh giá 40 26,0 97 63,0 17 11,0 2,06 0,62 1,69 0,51 1,85 0,59 4. Rút kinh nghiệm để việc đánh
giá có hiệu quả hơn 48 31,2 80 51,9 26 16,9 1,97 0,60 1,77 0,73 1,86 0,68 Điểm trung bình 2,09 0,60 1,74 0,59 1,90 0,62
* Đánh giá chung
Kết quả thu được từ khảo sát thực tiễn cho thấy, nhìn chung 4 nội dung kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ được đánh giá không cao, có điểm trung bình dao động từ 1,85 đến 2,01 (ĐTB = 1,90). Trong đó, nội
dung “Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, phù hợp” có kết quả cao hơn3 nội dung 2, 3 và 4. Kết quả đánh giá thấp hơn thể hiện ở nội dung “Quản lý tổ bộ môn, giáo viên tổ chức đánh giá” (ĐTB = 1,85). Một lần nữa, có thể khẳng định khâu phối hợp kiểm tra, đánh giá ở cả hai loại nhà trường chưa hiệu quả.
Trao đổi những vấn đề xung quanh thực trạng này, cô giáo Hán Thị T.cán bộ
quản lý trường mầm non Hoa Hồng cho biết: “Giáo viên chưa tự ý thức trong việc đánh
giá tổ chức hoạt động của bản thân, bên cạnh đó tổ chuyên môn chưa thực sự sát sao trong việc đánh giá còn mang tính hình thức, đôi khi còn nể nang”.
* Đánh giá theo loại trường
Số liệu ở bảng 2.11 chỉ ra có sự khác biệt khá rõ kết quả đánh giá việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giữa trường công lập và tường tư thục, sự chênh lệch kết quả đánh giá còn thể hiện trên từng nội dung. Nội dung “Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, phù hợp” được hai nhóm trường thực hiện có kết quả trội hơn, trường công lập đánh giá kết quả cao hơn (ĐTB = 2,19), so với đánh giá kết quả ở trường tư thục (ĐTB = 1,86).
Hạn chế khá rõ ở trường công lập là khâu “Rút kinh nghiệm để việc đánh giá có hiệu quả hơn” (ĐTB = 1,97), chưa chỉ ra những điểm yếu cụ thể để có thể khắc phục. Trong khi đó hạn chế ở trường tư thục là “Kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, hiệu lực: phát huy mặt tốt, hạn chế tồn tại, yếu kém”(ĐTB = 1,64). Về điểm này, hạn chế ở cả hai trường khá tương đồng.
Như vậy, ưu điểm chung ở hai nhóm trường là đã xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá, nhưng hạn chế làc chưa tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia đánh giá, kết quả đánh giá chưa chỉ rõ những mặt, những điểm hạn chế để điều chỉnh, khắc phục, làm cho việc đánh giá hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ hiệu quả hơn nữa.