8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo
chủ đề cho trẻ
Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các hình thức tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt
Các hình thức tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
cho trẻ
Mức độ sử dụng Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Giáo viên giới thiệu nội dung,
yêu cầu về trò chơi, chọn trẻ và phân công trẻ đóng vai chơi, cô giáo làm động tác mẫu và hướng dẫn chi tiết cho trẻ đóng vai chơi
10 6,5 89 57,8 55 35,7 2,51 0,50 2,01 0,56 2,29 0,58
2.Giới thiệu nội dung, yêu cầu trò chơi sau đó để nhóm trẻ tự phân vai chơi và đóng các vai trong trò chơi đã được giáo viên giới thiệu
22 14,3 88 57,1 44 28,6 2,45 0,50 1,75 0,58 2,14 0,64
3.Chỉ nêu tên, nội dung, yêu cầu trò chơi, sau đó dùng hệ thống tranh, ảnh, màn hình để giúp trẻ chơi
38 24,7 73 47,4 43 27,9 2,49 0,50 1,46 0,53 2,03 0,73
* Đánh giá chung
Kết quả trên toàn nhóm ở mức trung bình, với ĐTB = 2,15, trong đó ở hình thức “Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu về trò chơi, chọn trẻ và phân công trẻ đóng vai chơi, cô giáo làm động tác mẫu và hướng dẫn chi tiết cho trẻ đóng vai chơi” được đánh giá thực hiện tốt hơn so với hình thức thứ 2 và hình thức thứ 3. Trên thực tế việc giáo viên sử dụng hình thức nào còn tùy thuộc vào các nhóm độ tuổi của trẻ mầm non.
Minh họa cho kết quả và việc giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động TCĐTVTĐ cho trẻ ở trường mầm non Ban Mai Xanh, cô giáo Nguyễn Thị Thanh T. đã nêu: “Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ giáo viên chưa ý đến độ tuổi của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất và khả năng của mỗi giáo viên để tổ chức cho phù hợp”.
* Đánh giá theo loại trường
Đánh giá chung trên mỗi loại trường cho thấy, giáo viên ở trường mầm non công lập có kết quả thực hiện các hình thức tổ chức TCĐTVTĐ cho trẻ mẫu giáo khá cao (ĐTB = 2,48), nhưng giáo viên trường mầm non tư thục chỉ thực hiện ở mức trung bình (ĐTB = 1,74).
Ngoài ra, thấy giáo viên trường công lập thể hiện sự thống nhất cao khi sử dụng cả 3 hình thức, kết quả khá tập trung từ 2,45 điểm - 2,51 điểm, trong khi đó, kết quả đánh giá việc sử dụng 3 hình thức ở giáo viên trường tư thục có khoảng cách dao động tương đối rõ, từ 1,46 điểm - 2,01 điểm. Kết quả thực hiện hình thức “Chỉ nêu tên, nội dung, yêu cầu trò chơi, sau đó dùng hệ thống tranh, ảnh, màn hình để giúp trẻ chơi” ở trường mầm non tư thục có kết quả tương đối thấp (ĐTB = 1,46), trong khi đó kết quả ở trường công lập là (ĐTB2= 2,49).
Tóm lại, việc sử dụng các hình thức tổ chức TCĐTVTĐ cho trẻ ở cả hai loại trường ở mức tương đối khá, nhưng nhà trường, trường công lập sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động TCĐTVTĐ cho trẻ tốt hơn trường mầm non tư thục.