8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chứchoạt độngtrò chơ
đó chất lượng tổ chức chưa cao ”.
* Đánh giá theo loại trường
Bảng 2.7 cho thấy, giáo viên hai loại hình trường đều quan tâm đến việc tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ, với kết quả ĐTB = 2,14 ở trường công lập so với ĐTB = 2,05 ở trường tư thục.
Giáo viên ở cả hai loại trường chưa chú ý đến tính đồng bộ của việc đánh giá trên từng nguyên tắc, nhất là nguyên tắc “Đảm bảo tính phát triển”, bởi lẽ đánh giá không chỉ tuân thủ mục tiêu đánh giá, mà còn phải thực hiện đồng bộ sự phối hợp hài hòa giữa các nguyên tắc: mục tiêu, tiêu chuẩn, tính khách quan, tính hệ thống, tính toàn diện và tính phát triển.
2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề vai theo chủ đề
* Đánh giá chung
Kết quả đánh giá trên toàn mẫu chỉ ở mức trung bình khá (ĐTB = 1,92), chỉ có hơn 10% số ý kiến đánh giá ở mức tốt. Kết quả ở các nội dung cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá như: đảm bảo mục tiêu đánh giá; đảm bảo quy trình, các bước, tiêu chuẩn đánh giá; phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo sự đồng bộ giữa tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên với đánh giá của đồng nghiệp có khoảng điểm trung bình từ 1,82 - 2,06 điểm. Kết quả chỉ ở mức trung bình.
* Đánh giá theo loại trường
Xét theo loại trường cho thấy, trường công lập cũng như trường tư thục tương đối thống nhất trong xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo, giáo viên trường mầm non công lập đánh giá việc xây dựng kế hoạch có ĐTB = 1,94, còn ở trường mầm non tư thục có ĐTB = 1,91.
Trường mầm non công lập đánh giá nội dung “Bản kế hoạch có tính khả thi” trội hơn trong số 6 nội dung, với ĐTB =2,12, ở trường mầm non tư thục ĐTB = 2,02.
Trường tư thục “Bản kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động TCĐVTCĐ của cơ sở” trội hơn.
Hai loại trường đánh giá nội dung “Bản kế hoạch đảm bảo sự đồng bộ giữa tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên với đánh giá của đồng nghiệp, của cán bộ quản lý”, với điểm trung bình cao hơn ĐTB = 1,99 so với điểm trung bình ở trường mầm non tư thục ĐTB = 1,74.
Kết quả xây dựng kế hoạch được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Kết quả xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt
Xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động
TCĐVTCĐ
Mức độ Loại trường
Thấp TB Tốt Công lập Tư thục Chung
SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Có kế hoạch tổ chức đánh giá việc tổ chức từng trò chơi cho trẻ 33 21,4 106 68,8 15 9,7 1,90 0,60 1,87 0,50 1,88 0,55 2. Bản kế hoạch tổ chức đánh giá
đảm bảo mục tiêu đánh giá 40 26,0 84 54,5 30 19,5 1,91 0,59 1,95 0,73 1,94 0,67 3. Bản kế hoạch đảm bảo quy
trình, các bước, tiêu chuẩn đánh giá
44 28,6 94 61,0 16 10,4 1,87 0,60 1,78 0,60 1,82 0,60
4. Bản kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của cơ sở
29 18,8 97 63,0 28 18,2 1,84 0,56 2,12 0,62 1,99 0,61
5. Bản kế hoạch đảm bảo sự đồng bộ giữa tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên với đánh giá của đồng nghiệp, của cán bộ quản lý
44 28,6 89 57,8 21 13,6 1,99 0,70 1,74 0,56 1,85 0,63
6. Bản kế hoạch có tính khả thi 13 8,4 118 76,6 23 14,9 2,12 0,50 2,02 0,46 2,06 0,48 Điểm trung bình 1,94 0,59 1,91 0,58 1,92 0,59