8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Biện pháp đánh giátổ chứchoạt độngtrò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
mẫu giáo
1.4.4.1. Khái niệm biện pháp, biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
* Khái niệm biện pháp
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [26, tr.161].
Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học cho rằng: “Biện pháp là cách thức xử lý công việc hoặc giải quyết vấn đề” [22, tr.108].
Ngoài ra còn có những cách hiểu khác nhau, trên cơ sở của các định nghĩa, tác giả cho rằng: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nảy sinh trong thực tiễn.
* Khái niệm biện pháp đánh giá
Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả, các định nghĩa về vấn đề đánh giá, vấn đề biện pháp, tác giả luận văn cho rằng:Biện pháp đánh giá là là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể,thể hiện ở việc thu thập, phân tích, giải thích các thông tin cần thiết,nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Có thể thấy biện pháp đánh giá bao gồm các đặc điểm:
- Biện pháp đánh giá là cách làm, cách giả quyết một vấn đề cụ thể.
- Biện pháp đánh giá còn được thể hiện ở việc thu thập, phân tích, giải thích các thông tin cần thiết hoặc có liên quan đến vấn đề đã đặt ra.
- Biện pháp đánh giá đúng, phù hợp sẽ đạt được kết quả, hiệu quả tốt, ngược lại, biện pháp không phù hợp, sai lệch thì kết quả đạt được sẽ kém hoặc không hiệu quả.
1.4.4.2. Các biện pháp đánh giá
a) Biện pháp đánh giá việc xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Có kế hoạch tổ chức đánh giá việc tổ chức từng trò chơi cho trẻ. Việc đánh giá chỉ có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu khi nhà quản lý xây dựng được kế hoạch đánh giá đầy đủ, chi tiết, công khai để tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường biết và thực hiện. Kế hoạch còn là sự cụ thể hóa các ý kiến chỉ đạo của cấp trên đối với nhà trường cũng như, do vậy, quan bản kế hoạch, cán bộ quản lý còn có thể triển khai các ý kiến chỉ đạo, định hướng chương trình quản lý đối với các hoạt động chuyên môn. Kế hoạch có thể xây dựng theo năm, theo quý hoặc theo tháng.
- Bản kế hoạch tổ chức đánh giá đảm bảo mục tiêu đánh giá, thể hiện được các nội dung đánh giá theo từng mục tiêu, theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó xác định và đối chiếu với từng mục tiêu có đạt được như kế hoạch đã đặt ra, qua đó còn chỉ ra được những công việc đã làm được, công việc chưa làm được để có thể khắc phục, đưa ra các ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
- Bản kế hoạch đảm bảo quy trình, các bước, tiêu chuẩn đánh giá. Điều này thể hiện rõ tính chi tiết của việc xây dựng kế hoạch, đảm bảo tính tuần tự về mặt thời gian cũng như tính tuần tự trong thực hiện các nội dung đánh giá. Đồng thời thể hiện rõ từng tiêu chuẩn phải đạt được trong TCĐVTCĐ.
- Bản kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của cơ sở. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của nhà trường, vì mỗi trường có điều kiện khác nhau về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất,... cho nên khi xây dựng kế hoạch, cán bộ quản lý phải căn cứu vào tình hình thực tế để kế hoạch có tính khả thi.
- Bản kế hoạch đảm bảo sự đồng bộ giữa tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên với đánh giá của đồng nghiệp, của cán bộ quản lý.Điều này nhằm tạo nên sự thống nhất giữa đánh giá của lãnh đạo và giáo viên tự đánh giá về hiệu quả thực hiện tổ chức TCĐVTCĐ, trên cơ sở đó giáo viên sẽ tự rút ra kinh nghiệm cần thiết để phát triển những kết quả đã đạt được, đồng thời, khắc phục, hoàn thiện những mặt chưa làm được. Ngoài ra, còn khuyến khích giáo viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau một cách phát triển.
- Bản kế hoạch có tính khả thi, khi xây dựng kế hoạch, phải xác định rõ kế hoạch phải được vận dụng vào việc đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động TCĐVTCĐ, nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ.
b) Biện pháp đánh giá về việc lập ban đánh giátổ chức hoạt độngtrò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
Thành lập Ban đánh giá (đại diện Ban Giám hiệu, tổ bộ môn...). Sau mỗi tháng, quý, học kỹ, năm học, nhà trường cần thành lập các Ban để tiến hành đánh giá hiệu quả việc tổ chức TCĐVTCĐ. Ban đánh giá phải có đủ các thành phần, các thành viên trong Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn, ngoài ra có thể mời thêm các thành phần khác để đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch.
Tiến hành đồng bộ các khâu đánh giá: giáo viên tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của cán bộ quản lý, đánh giá chung của Ban đánh giá... Đánh giá tổng thể của các bộ phận sẽ phản ánh được nhiều mặt, vừa có sự tham gia của chuyên môn, đồng thời vừa có sự tham gia của bộ phận quản lý, qua đó thấy được đầy đủ các mặt trong tổ chức TCĐVTCĐ, mỗi bộ phận có liên quan sẽ cùng tham gia hỗ trợ cho việc hoàn thiện và phát triển tổ chức tổ chức TCĐVTCĐ.
Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tiếp tục cải tiến đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề. Sau khi tiến hành đánh giá, khâu khá quan trọng và thường được tiến hành sau cùng đó là tổng kết, rút kinh nghiệm về những mặt đã làm được, để từ đó phát huy, củng cố mặt. Ngược lại, góp phần hạn chế và điều chỉnh những tác động quản lý chưa hiệu quả.
c) Biện pháp chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
Chỉ đạo Ban đánh giá cũng như từng bộ phận đánh giá việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Mỗi bộ phân có chức năng, nhiệm vụ riêng, do vậy việc đánh giá là để phát hiện ra đầy đủ các nhân tố tác động, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản lý TCĐVTCĐ, qua đó còn giúp các bộ phận tự điều chỉnh những hoạt động có liên quan đến việc quản lý các hoạt động này có kết quả tốt hơn.
Chỉ đạo sự phối hợp đánh giá giữa các bộ phận. Các bộ phận tham gia đánh giá tạo thành mắt khâu quan trọng, phối hợp với nhau một cách đồng bộ, do vậy cần có sự
chỉ đạo của Ban Giám hiệu, nhằm thống nhất ý kiến đánh giá của các bộ phận vào tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ một cách hiệu quả.
Chỉ đạo việc tạo điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm cho việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Địa điểm tổ chức TCĐVTCĐ thường do giáo viên lựa chọn cho trẻ chơi, nhưng khi có sự hỗ trợ của cấp trên, cán bộ quản lý sẽ thấy được khó khăn, những trang thiết bị cần mua sắm để có thể tổ chức cho trẻ chơi một cách tốt nhất.
Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá có hiệu quả tốt hơn. Việc rút kinh nghiệm sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ, tổng quát về quản lý hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ và có thể có những đề xuất, kiến nghị để có thể nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ tốt hơn.
d) Biện pháp đánh giá khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, phù hợp, nhằm thúc đẩy tính chủ động của giáo viên cũng như cán bộ quản lý nắm được tiến độ, hiệu quả thực hiện, quan đó còn nhằm phát hiện ra những hạn chế để có kế hoạch điều chỉnh, kịp thời bổ sung. Việc kiểm tra có thể theo lịch hoặc có thể đột xuất, tùy theo điều kiện nhưng đều được thể hiện rõ trong kế hoạch quản lý tổ chức TCĐVTCĐ.
Kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, hiệu lực: phát huy mặt tốt, hạn chế mặt còn tồn tại, yếu kém. Đây là yêu cầu khá quan trọng, vì kiểm tra, đánh giá là nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế để phát triển những mặt đã làm được và khắc phục các hạn chế, tồn tại, chỉ ra cho giáo viên thấy được những nguyên nhân của thực trạng để họ có hướng khắc phục, điều chỉnh.
Quản lý tổ bộ môn, giáo viên tổ chức đánh giá, chủ yếu dựa trên hoạt động của tổ chuyên môn, nhưng trước hết Ban Giám hiệu phải quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, và có thể thông qua tổ chuyên môn để tiến hành đánh giá, đồng thời kết hợp với tự đánh giá của giáo viên.
Rút kinh nghiệm để việc đánh giá có hiệu quả hơn.Sau mỗi quá trình đánh giá đều phải tiến hành rút kinh nghiệm, việc rút kinh nghiệm cần có đông đủ các thành viên trong Ban Giám hiệu, Ban đánh giá, tổ chuyên môn, giáo viên. Cán bộ quản lý sẽ
thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên sẽ thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.