0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ​ (Trang 89 -91 )

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

biện pháp đề xuất

Căn cứ vào thực trạng khảo sát đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở các trường mẫu giáo trên địa bàn Thành phố Việt Trì, để phát huy hơn nữa hiệu quả đã đạt được và giảm thiểu những hạn chế, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp, kết quả khảo nghiệm các biện pháp được thể hiện qua bảng 3.2.

Qua khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, mức độ cần thiết được khẳng định rất cao (ĐTB = 2,70), trong khi đó kết quả khảo sát mức độ khả thi thấp hơn khá rõ (ĐTB = 2,38).

Về mức độ cần thiết, “Phát huy vai trò chỉ đạo của hiệu trưởng về đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường” có kết quả khảo nghiệm ở mức rất cao (ĐTB = 2,76), xếp thứ bậc 1. Ở thứ bậc 2 là biện pháp “Nâng cao tính hiệu quả xây dựng kế hoạch ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu cụ thể sát thực ở mỗi trường” (ĐTB = 2,73). Cho nên các khách thể khẳng định mức độ cần thiết của biện pháp tăng kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng tốt hơn nữa hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ. Ngược lại, biện pháp “Kiểm tra, ĐG, rút kinh nghiệm kịp thời trong ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG” xếp ở thứ bậc 5, kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết (ĐTB = 2,62).

Bảng 3.1. Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ

1 điểm < ĐBT < 3 điểm Stt Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tương quan ĐTB ĐTC TB ĐTB ĐTC TB r p

1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo

viên về tầm quan trong của việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường

2,73 0,23 2 2,42 0,53 2 0,53 0,00

2. Phát huy vai trò của một người quản

lý trong việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường

2,68 0,30 4 2,37 0,36 3 0,41 0,00

3. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc

đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường

2,76 0,25 1 2,48 0,41 1 0,57 0,00

4. Kiểm tra, ĐG, rút kinh nghiệm kịp thời trong ĐG tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG

2,62 0,34 5 2,35 0,38 4 0,39 0,01

5. Tăng cường công tác xã hội hóa

nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

2,71 0,26 3 2,29 0,47 5 0,45 0,00

Điểm trung bình chung 2,70 0,28 2,38 0,43

Về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả khảo nghiệm thấp hơn so với kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết khá cao (ĐTB = 2,38), phổ điểm từ 2,29 - 2,48.Mức độ tính khả thi của biện pháp “Phát huy vai trò chỉ đạo của HT về ĐG tổ

chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG ở mỗi trường” cao hơn so với mức độ khả thi của các biện pháp khác (ĐTB = 2,48). Như vậy, vai trò của người hiệu trưởng cần được tăng cường hơn nữa trong việc chỉ đạo các hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. Mức độ tính khả thi của biện pháp “Tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị môi trường tạo điều kiện tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ” (ĐTB = 2,29), xếp thứ bậc 5. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất có tương quan thuận ở mức khá. Nếu các biện pháp này được vận dụng một cách đồng bộ thì có thể nâng cao hơn việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ​ (Trang 89 -91 )

×