Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đả m bảo tính mục tiêu

Biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện nhằm mục tiêu:

- Cung cấp tư liệu cho nhà quản lý như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trong việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ.

- Giúp cho người giáo viên đứng ra tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo có cơ sở, căn cứ để.

Mục tiêu đưa ra làm thước đo để đánh giá sự phát triển của trẻ đang ở mức độ nào? Từ thực trạng đó để giáo viên và phụ huynh cùng nhau phối hợp trong giáo dục trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc kế thừa

Các trường mầm non trên đi ̣a bàn tỉnh đề có những thành tựu, các bài ho ̣c kinh nghiệm, thành công hay ha ̣n chế trong viê ̣c tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ, cần rút ra những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m từ thực tiễn quản

lí tổ chứchoạt động TCĐVTCĐ và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ. Vì

vậy, khi đề xuất các biện pháp đổi mới, hoàn thiê ̣n các khâu đánh giá quả tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thành phố Việt Trì- Phú Thọ cần kế thừa những điểm tốt, những điểm ma ̣nh khắc phục những hạn chế trong tổ

chứ choạt động TCĐVTCĐ và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ của trẻ giúp cho

việc tổ chức hoạt động, giúp trẻ phát triển thông qua TCĐVTCĐ.

3.1.3. Nguyên tắc đả m bảo tính toàn diê ̣n

Để thực hiê ̣n có hiê ̣u quả trong việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phải thể hiê ̣n tính toàn diê ̣n trong việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ;.

- Trước hết, viê ̣c ĐG phải thể hiê ̣n rõ mục đích của viê ̣c ĐG, thể hiê ̣n qua các hoạt đô ̣ng cu ̣ thể: để xếp loa ̣i ho ̣c lực của trẻ xem trẻ có đạt yêu cầu mục tiêu của độ tuổi đề ra không, chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ vào lớp 1;

- Tính toàn diê ̣n thể hiện ở biê ̣n pháp quản lí viê ̣c xây dựng kế hoa ̣ch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ: bản kế hoạch đảm bảo mu ̣c tiêu, yêu cầu, các bước thực hiện KTĐG có chất lượng; phù hợp với đă ̣c điểm, điều kiê ̣n thực tế của viê ̣c đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, có tính đồng bô ̣ trong việc quản lí các khâu: ra đề, coi, chấm, công bố kết quả.

- Thực hiê ̣n viê ̣c xây dựng bộ máy quản lí và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch đánh giá tổ

chức hoạt động TCĐVTCĐ của trẻ; thành lập hội đồng đánh giá, phân công công việc

cho từng bộ phận (giáo vu ̣, GV, hành chính); tiến hành công viê ̣c theo kế hoa ̣ch; ta ̣o ra sự đồng bộ giữa các bô ̣ phâ ̣n, các khâu ra đề, ra đề, coi, chấm,công bố kết quả; phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng bô ̣ phâ ̣n.

- Thể hiện tính toàn diện qua viê ̣c thực hiện các quy đi ̣nh về ĐG: đánh giá tất cả 5 lĩnh vực phát triển của trẻ: Phất triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ; thờ i gian mô ̣t lần đánh giá, thi; hình thức đánh giá, lựa chọn bộ công cụ đánh giá; việc công bố kết quả đánh giá và bảo quản, lưu trữ kết quả đánh giá

- Thể hiện tính toàn diê ̣n về thực hiê ̣n đa da ̣ng hóa các hình thức ĐG với các hình thức như tổ chức thông qua các cuộc thi giao lưu giáo viên và trẻ, thông qua hình thức tham quan dã ngoại, thông qua các đợt tập huấn...

- Phải thể hiện tính toàn diện về khâu ra đề kiểm tra, duyệt đề, bảo quản đề qua các hoa ̣t động cu ̣ thể: đề kiểm tra tương ứng với thời gian; phản ánh được mu ̣c tiêu, nô ̣i dung hoạt động; đề kiểm tra, thi không quá dễ, không quá khó, không có sai sót.

- Tính toàn diện còn được thể hiê ̣n ở khâu chọn giám khảo chấm, công bố kết quả, bảo quản, lưu điểm và bài, thể hiê ̣n qua: tính chính xác khi chấm bài; theo đáp án và thang điểm thống nhất; tính phân biê ̣t; tính GD; viê ̣c công bố kết quả kiểm tra, thi kịp thời, công khai và việc bảo quản bảng điểm và bài thi.

- Tính toàn diện trong viê ̣c đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ thể hiện ở các

mặt: Học sinh hứng thú tham gia các hoạt động đảm bảo mục tiêu đã đề ra, cán bô ̣ GV

- Tính toàn diê ̣n thể hiện trong các biê ̣n pháp quản lí, KTĐG, rút kinh nghiê ̣m việc đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ: nắm được các ý kiến phản ánh của các bô ̣ phâ ̣n: GV, trẻ và viê ̣c tổ chức đánh giá; kiểm tra kế hoạch cu ̣ thể và phương thức thực hiện của từng bô ̣ phâ ̣n.

Rút kinh nghiệm, đề xuất các biê ̣n pháp cải tiến đổi mới, hoàn thiê ̣n các khâu tổ

chứ c đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi ở đây đề cập tới sự phù hợp của lí luận và thực tiễn; các biện pháp quản lí đề xuất phải có lí luận chặt chẽ nhưng đồng thời phải phù hợp đặc điểm của các trường mầm non: từ phù hợp với HS đến GV đến phù hợp với các nhân tố khác trong trường. Nói cách khác là phải sử dụng được trong thực tế. Muốn vậy, các biện pháp phải được kiểm chứng trong thực tế qua thăm dò, điều tra…

Các biện pháp đề xuất quản lí đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ đem lại

kết quả không chỉ đối với hoa ̣t đô ̣ng KTĐG mà còn đem la ̣i hiệu quả chất lượng da ̣y và học ở TT. Những biện pháp này sẽ đem la ̣i hiê ̣u quả tích cực về mă ̣t nhâ ̣n thức của cán bộ quản lí, GV, trẻ về việc tổ chức đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở nhà trường có chất lượng. Các hình thức tổ chức đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ phù hợp với đối tượng, phù hợp với điều kiê ̣n thực tiễn và thực tra ̣ng tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG trẻ tại trường MN. Đồng thời ta ̣o ra sự đồng bô ̣ về viê ̣c phối hợp các lực lượng tham gia.

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trong của việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường.

a) Mục tiêu

Làm cho các kế hoạch được xây dựng phù hợp với đặc điểm nhà trường mầm non, phù hợp với điều kiện thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ và phù hợp với đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ ở các trường mầm non công lập cũng như tư thục trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

b) Nội dung biện pháp

Đội cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non nhận thức rõ và thực hiện đầy đủ về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá, xây dựng kế hoạch đánh giá, tổ chức đánh giá, chỉ đạo đánh giá và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non cũng như mục tiêu giáo dục mầm non.

* Nội dung cơ bản của bản kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ phải thể hiện rõ các nội dung:

- Đặc điểm tình hình đầu năm học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Xác định mục tiêu ổn định và phát triển nhà trường, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường trong đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ trong năm học.

- Nội dung đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ.

- Định ra một số biện pháp thực hiện đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ. - Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ.

- Xác định tiêu chuẩn và cách thức đánh giá các hoạt động của nhà trường.

c) Cách tiến hành biện pháp

- BGH trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò của xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ chung cho cả trường báo cáo cấp trên phê duyệt để tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ trong nhà trường và thấy đó là nhiệm vụ quan trong then chốt không thể thiếu trong quá trình giáo dục cho trẻ kỹ năng làm người. Nắm vững các văn bản hướng dẫn để xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và tổ chức thực hiện đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ để chỉ đạo đúng và có hiệu quả.

- Các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cụ thể chi tiết theo kế hoạch của nhà trường, phê duyệt kế hoạch với ban giám hiệu nhà trường, sau đó triển khai kế hoạch đến từng giáo viên trong tổ chuyên môn nắm bắt và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Trong quá trình đánh giá cần bám sát vào kế hoạch đã xây dựng đảm bảo không bỏ sót nội dung, nhiệm vụ đã đề ra. Cần có những lưu ý hay bổ sung kịp thời để điều chỉnh những điều chưa hợp lý trong khi xây dựng kế hoạch, nhằm đạt mục tiêu đề ra và để lưu ý cho việc xây dựng kế hoạch trong những năm học tiếp theo. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện đầy đủ, thuận lợi để các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện kế hoạch của mình. Bố trí, sắp xếp quy định chức năng, quyền hạn và biên chế cho các đơn vị, quy chế làm việc trong trường; phân công, phân nhiệm đến từng người về từng mặt hoạt động; xây dựng mối quan hệ trường - đơn vị, giữa các đơn vị; thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời uốn nắn những sai lệch. Thường xuyên rút kinh nghiệm định kỳ (hàng tháng) và sau khi hoàn thành đánh giá theo chủ đề hay cuối độ tuổi.

- BGH tích cực tham mưu với cấp uỷ và chính quyến địa phương, với các cơ quan quản lý cấp trên và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực.

- Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi ĐVTCĐ. Đánh giá đúng những việc đã làm được và chưa làm được. Động viên kịp thời các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện tốt theo kế hoạch.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường

a) Mục tiêu biện pháp

Làm cho Ban đánh giá, trong đó có Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn, các cá nhân có liên quan có đủ các năng lực trách nhiệm và thẩm quyền đánh giá việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Việt Trì. Xây dựng và quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong Ban Đánh giá, làm cho Ban này đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá được phân công.

b) Nội dung biện pháp

Tính hiệu lực của việc đánh giá phải theo đúng các nguyên tắc: Đảm bảo mục tiêu đánh giá, đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá, đảm bảo tính khách quan của việc đánh

giá, đảm bảo tính hệ thống của việc đánh giá, đảm bảo tính toàn diện của việc đánh giá và đảm bảo tính phát triển của việc đánh giá

- Xây dựng nội dung đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. - Quy định phương pháp tổ chức đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐcho trẻ mẫu giáo.

- Xác định hình thức tổ chức đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐcho trẻ mẫu giáo.

- Chuẩn bị cho đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. - Tiến hành đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐcho trẻ mẫu giáo.

c) Cách tiến hành biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng bộ máy quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ đủ thành phần, cơ cấu và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các thành viên: cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ phó chuyên môn các tổ, giáo viên giảng dạy.

- Ban giám hiệu xác định rõ các các yêu cầu, nội dung đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ, trao quyền cho cấp dưới và có sự phân cấp, phân công thực hiện, sự phối hợp của các bộ phận. Cần phải tính toán để định rõ số người số khâu, số người, số cấp trong cơ cấu tổ chức đánh giá nhằm hợp lý hóa nhằm tiết kiệm biên chế làm việc và tính hiệu quả cao. Biết chọn đúng người, đặt đúng vị trí đúng sở trường, đúng chuyên môn của họ để phát huy hiệu quả cao nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào, Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành điều lệ trường mầm non [1], xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ GV để thành lập các tổ, nhóm chuyên môn. Đối với các trường MN tùy vào tình hình thực tế của đơn vị: Số lớp, số GV, độ tuổi, trình độ, năng lực chuyên môn của GV từ đó HT nhà trường ra quyết định thành lập các tổ, cử 01 tổ trưởng và 01 tổ phó phụ trách mỗi tổ.

- Hiệu trưởng nhà trường phân công giảng dạy và phân công chủ nhiệm lớp theo năng lực, sở trường của từng người để phân công cho phù hợp. Hiệu trưởng phải nắm bắt cụ thể đặc điểm từng giáo viên để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó phân công giảng dạy cho họ sao cho vừa phù hợp như: độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp...Từ cơ sở đó để lựa chọn vào bộ máy đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho phù hợp đúng người đúng việc để từ đó tạo cho họ yên tâm công tác vừa tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng đánh giá cho giáo viên để họ có cái nhìn chính xác thực tế học sinh tại lớp mình để đề ra các biện pháp tổ chức đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo mang lại hiệu quả cao.

- HT cần chú ý đến việc phân chia học sinh theo đúng độ tuổi, số lượng đúng quy định(trẻ MG 3-4 tuổi: 20-25 trẻ; trẻ MG 4-5tuổi: 25-30 trẻ; trẻ MG 5-6 tuổi: 30-35 trẻ); phân công GV đảm bảo định biên theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV[6] để đảm bảo việc tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ theo đúng kế hoạch tránh tình trạng quá tải dẫn tới GV khó tổ chức, khó bao quát và không quan tâm rèn kỹ năng cho tất cả học sinh trong lớp.

- HT cần phân công rõ ràng cho hiệu phó phụ trách giáo dục dạy học chịu trách nhiệm về việc ĐG tổ chứchoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG theo đúng kế hoạch, đúng quy trình, đúng thời gian đã xây dựng.Đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng ĐG cho GV để họ có cái nhìn chính xác thực tế học sinh tại lớp mình để đề ra các biện pháp tổ chức ĐG hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ MG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)