8. Cấu trúc luận văn
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng đánh giátổ chứchoạt độngtrò chơi ĐVTCĐ
cho trẻ mẫu giáo
* Ưu điểm
Việc đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai loại trường được thực hiện khá thường xuyên, có sự chỉ đạo rõ ràng từ phía Ban Giám hiệu, sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của đông đảo cha mẹ trẻ.
Các trường đã thành lập Ban Đánh giá, nên có sự chủ động phối hợp giữa các bộ phận được phân công, đáp ứng được đầy đủ các khâu: nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá, kế hoạch đánh giá, tổ chức đánh giá, chỉ đạo đánh giá và khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tương đối hiệu quả.
Những nội dung quan trọng trong đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo được quan tâm, chú trọng đúng mức.
* Hạn chế và nguyên nhân
Hiệu quả đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai nhóm trường chưa cao. Trường mầm non công lập có sự đánh giá của nhiều bộ phân, tuy nhiên ở trường mầm non công lập, việc đánh giá chủ yếu do hiệu trưởng nên chưa bao quát hết được các vấn đề cần đánh giá, nhằm rút ra đầy đủ những hạn chế để điều chỉnh, khắc phục.
Các trường đã xác định các khâu trọng tâm để ưu tiên đánh giá, song lại chưa chú trọng đến tính đồng bộ của các khâu, do đó tính hiệu quả đạt được chưa đồng bộ.
Sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, của Hiệu trưởng các trường chưa thể hiện rõ sự quyết tâm, nhất là ở trường tu thục chưa huy động được sự tham gia đánh giá của các bộ phận, của đội ngũ giáo viên, qua đó giao viên nắm được những điểm mạnh và những hạn chế để tự khắc phục, tự điều chỉnh tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai
theo chủ đề
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, chúng tôi đưa ra hai nhóm yếu tố cơ bản, gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Kết quả khảo sát ý kiến của các khách thể được trình bày qua bảng số liệu 2.12.
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của các khách thể về ảnh hưởng các yếu tố đến đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
1 điểm < ĐBT < 3 điểm
Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC TB
Các yếu tố chủ quan
1. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý việc đánh giá tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của cán bộ quản lý, tổ bộ môn, giáo viên
2,73 0,22 1
2. Trình độ, năng lực tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của
giáo viên 2,64 0,27 2
3. Địa điểm tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 2,62 0,30 3 4. Sự chủ động và hợp tác tích cực của trẻ vào hoạt động
TCĐVTCĐ 2,57 0,34 4
Điểm trung bình chung 2,64 0,28
Các yếu tố khách quan
1. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề 2,84 0,13 1 2. Sự quan tâm của các cấp quản lý, cơ chế, chính sách của cấp
trên 2,51 0,29 4
3. Sự tham gia đóng góp các mặt của cha mẹ trẻ 2,65 0,32 3 4. Nề nếp, truyền thống tổ chức hoạt động vui chơi ở cơ sở 2,75 0,18 2
Điểm trung bình chung 2,69 0,23
Ý kiến của các khách thể khẳng định hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan đền có ảnh hưởng rất rõ đến đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, trong đó, các yếu tố khách quan có ảnh hưởng rõ hơn (ĐTB = 2,69) so với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan (ĐTB = 2,64).
Về ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, có thể thấy các yếu tố: Trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý việc đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ của cán bộ quản lý, tổ bộ môn, giáo viên; trình độ, năng lực tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên; về địa điểm tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ và sự chủ động và
hợp tác tích cực của trẻ vào hoạt động TCĐVTCĐ là những yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ.
Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm quản lý sẽ phát huy được thế mạnh về công tác phát triển các mặt, đồng thời có chuyên môn sẽ chỉ đạo hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ một cách tính cực. Ngoài ra, yếu tố cơ sở vật chất, địa điểm vui chơi cũng ảnh hưởng đến kết quả chơi của trẻ cũng như năng lực dạy học của giáo viên, giáo viên càng chuyên sâu về chuyên môn sẽ phát huy được thế mạnh giảng dạy và giáo dục trẻ tham gia tích cực vào trò chơi, nhằm phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ.
Do đó, các yếu tố chủ quan được khảo sát cho rằng yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở Thành phố Việt trì là phù hợp với thực tế.
Về các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng nhiều hơn so với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Yếu tố “Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề” được khẳng định có ảnh hưởng rõ hơn so với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác (ĐTB = 2,84), xếp thứ bậc 1. Theo ý kiến của nhiều giáo viên ở cả hai nhóm trường, việc tổ chức hoạt động trò chơi cho trẻ nhất thiết phải có đồ dùng, đồ chơi, địa điểm chơi tập... trẻ nhận thức được thế giới của người lớn và thế giới xung quanh qua các hoạt động chơi.
Xếp vị trí thứ bậc 2 là “Nề nếp, truyền thống tổ chức hoạt động vui chơi ở cơ sở” (ĐTB = 2,75), đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn về mặt tâm lý, tạo sự cuốn hút với các bậc cha mẹ để họ yên tâm và tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường, tạo nên sự cộng hưởng giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc toàn diện ở trẻ. Ở vị trí thứ bậc 4 là “Sự quan tâm của các cấp quản lý, cơ chế, chính sách của cấp trên” cũng được xác định có ảnh hưởng rất rõ (ĐTB = 2,51).
Như vậy, các yếu tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đánh giá hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ở các trường mẫu giáo trên địa bàn Thành phố Việt Trì. Trong quá trình tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ cũng như ở khâu quản lý, đánh giá cần chú ý đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên.
Tiểu kết chương 2
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non công lập cũng như tư thục đều nhận thức khá rõ tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ cũng như việc thực hiện có hiệu quả ở nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ, đồng thời chú trọng đến khâu kiểm tra, đánh giá tổ chức các hoạt động này. Trong đó trường công lập thực hiện tốt hơn trường mầm non tư thục, đồng thời, hạn chế chung ở cả hai nhóm trường là việc thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ và khâu kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa đồng bộ.
Đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai loại trường được thực hiện ở mức trung bình khá. Các trường đã thành lập Ban Đánh giá, nên có sự chủ động phối hợp giữa các bộ phận được phân công, đáp ứng được nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá, kế hoạch đánh giá, tổ chức đánh giá, chỉ đạo đánh giá và khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả đánh giá tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ ở cả hai nhóm trường chưa cao, nhất là ở trường mầm non tư thục, việc xây dựng kế hoạch cũng như đánh giá việc tổ chức hoạt động ĐVTCĐ cho trẻ chủ yếu do hiệu trưởng đánh giá.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO
Ở TRƯỜNG MẦM THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ